Có vị trí trong xã hội như thế nhưng 30 tuổi tôi vẫn chưa kết hôn, không phải không có ai mà là tôi không muốn ai bước ch🌺ân vào cuộc sống của mình. Tôi luôn nghĩ mình sinh ra đã mang một cuộc đời không may mắn, sẽ sống và mang theo những bí mật chỉ🤪 muốn chôn vùi, cứ như thế tôi đẩy tất cả những ai muốn biết rõ về mình ra xa.
Mẹ là người rất đẹp nhưng số phận cho bà một trí óc không bình thường. Hàng ngày bà lang thang khắp nơi, tối đến kiếm một góc tường nhà nào đó nằm ngủ. Những người đàn ông lang thang đã dụ dỗ và cưỡng bức bà rồi bỏ mặc không thương tiếc và tôi sinh ra đời...
Dù nhận thức không được bình thường nhưng bà nhất định không cho ai đụng vào tôi. Ngay từ lúc vừa lọt lòng, tôi đã dãi nắng dầm sương, nằm ngủ ở lề đường; những thứ quấn quanh người đứa bé sơ sinh lúc đó còn tệ h⛦ại hơn miếng giẻ của một gia đình bình thường nữa.
Cứ thế, ngày qua ngày, tôi lớn lên trong sự nhơ nhuốc của cuộc đời, 6 tuổi tôi vẫn không nói rõ, không ai dạy bảo. Bằng bản năng của một đứa trẻ lúc đó, tôi tự học cách chống trả lại cuộc sống; những đứa bắt nạt, ném đá vào tôi, tôi gào thét và chống cự lại. Chúng nó trêu, chửi tôi, bằng mọi giá tôi sẽ trả thù lại. Tuổi thơ tôi là thế, không sự quan tâm, sống trong những ánh mắt kỳ thị, xa lánh của cả xã hội.
Năm tôi 9 tuổi, bà ngoại lén dắt tôi vào cô nhi viện ở rất xa, ngoại nói phải sống thật ngoan trong này, ở đây tôi sẽ không phải lang thang nữa, sẽ có chỗ ngủ, được ăn uống tốt và học chữ. Tôi rời xa mẹ. Những đứa trẻ khác sẽ gào khóc nức nở, sẽ nhớ gia đình tới ốm đau sụt ký; tôi lại khác, cố tỏ ra thật ngoan ngoãn để không bị đuổi khỏi nơi đây. Tôi non nớt, gầy gò nhưng phụ giúp tất cả những công việc trong cô nhi viện. Vốn rất sợ ánh mắt của con người, chỉ cần ai đó nhìn là tôi sẽ nhanh chóng làm việc liên tục, sợ bị đuổi. Mẹ tôi từ lúc mất con luôn gào thét, ngày càng điên loạn hơn. Có lần, bà tới ôm con người ta, bị họ đánh tới mức đi không nổi. Tôi biết điều đó nhưng không muốn tiếp tục quay trở lại sống với mẹ nữa, cố che giấu hoàn cảnh. Khi ai đó hỏi về gia đình, tôi cúi đầu và nói: "Con không có cha mẹ".
Dần dần, với sức sống mãnh liệt và nỗi ám ảnh của quá khứ, tôi ra sức học, làm việc thật siêng năng. Không cần ai sai bảo tôi cũng làm hết những việc có thể làm. Rồi tôi trở thành luật sư. Với khả năng đồng cảm về con người, tôi nhanh chóng thành công trong công việc, có vị𝓀 thế trong xã hội. Người ngoài nhìn vào ꧋tôi bây giờ đều sẽ nghĩ tôi xuất thân trong gia đình danh giá, họ luôn cố gắng để tiếp cận tôi. Tôi luôn nghĩ những thứ mình có bây giờ là phải đánh đổi bằng mồ hôi và máu;
Càng thành công, tôi càng đẩy gia đình ra xa. Tôi không muốn nghĩ tới người mẹ điên, người bà neo đơn đang lầm lũi một mình. Hàng tháng, tôi chỉ chuyển tiền cho ngoại thông qua bưu điện để họ mang tới tận nhà, không muốn ngoại liên lạc với tôi, càng không muốn ngoại đến thăm. Có những đêm, ngồi một mình trong căn phòng tối, tôi nhớ tới cuộc sống lang thang, nhặt từng miếng ăn dưới đất, rồi bỗng dập tắt suy nghĩ đó luôn. Nỗi ám ảnh đó quá lớn, dù muốn vứt bỏ đi nhưng cứ mãi hằn sâu không thể nào quên được, nó cứ thế dày vò cuộc sống của tôi. Tôi ngủ thiếp đi, trong cơn mơ thấy mình nhỏ bé, mất tất cả sự nghiệp và nhà cửa; tôi gặp lại mẹ, rất sợ hãi và hoảng loạn, cố gắng chạy để mẹ không thể tìm thấy. Bỗng có tiếng va chạm lớn, quay lại, tôi thấy mẹ nằm bất tỉnh, trơ trọi ở đó. Tôi không dám bước lại gần, cố bước mà không nhấc chân được, cố gồng người thì tỉnh giấc, mồ hôi ướt đẫm.
Trong đầu lúc này không suy nghĩ được gì nữa, chân tôi như có ai đó kéo đi, một luồng cảm xúc thoáng qua, nó thôi thúc tôi quay về với mẹ. Tôi lái xe trong màn đêm, quay trở về làng, nơi mình từng nghĩ sẽ không bao giờ quay lại. Trời lúc này đã sáng, nép bên gốc cây, tôi cố gắng nhìn vào ngôi nhà cấp 4 xập xệ, không có một tiếng động. "Chắc đó chỉ là giấc mơ thôi", tôi trấn an bản thân và quay lưng đi. Ngay phía sau tôi, đó là ngoại, ngoại vẫn nhận ra tôi. Đang muốn bỏ chạy thì ngoại nói thật to: "Mẹ con mất rồi, con về thắp nhang cho mẹ đi". Tôi đứng lặng người, sau đó bước thật nhanh vào nhà, ngôi nhà này tôi chưa từng có kỷ niệm hạnh phúc nào. Trước mặt tôi là bàn thờ của mẹ, mẹ vẫn cười như thế, một nụ cười ngờ nghệch. Tại sao số phận lại cho bà cuộc sống đầy bi thương như thế? Tôi là con bà nhưng cũng không biết bà từng vui buồn như thế nào.
Ngoại nói: "Năm ngoái, mẹ con nhìn thấy tấm ảnh lúc bé của con rồi gào lên và chạy thật nhanh đi kiếm. Mẹ con bị xe tông ngã gục tại chỗ, trên tay vẫn cầm tấm ảnh. Ngoại rất muốn liên lạc với con nhưng không thể được". Nói xong, ngoại vô trong tìm tấm ảnh, tôi vội để lại cọc tiền và bỏ chạy thật nhanh. Tô😼i vẫn là người ích kỷ như thế, muốn cô độc, không muốn một ai ở gần. Tôi đã nghĩ về cuộc đời của mẹ. Mọi người trong xã hội đều nghĩ số phận bà thật đáng thương, nhưng dù sao bà cũng sống vui vẻ, luôn cười và chưa bao giờ phải khóc. Còn tôi, dù có vị thế trong xã hội mà luôn sống trong đau khổ, dằn vặt, cô đơn, chưa từng cười một cách hồn nhiên, vô tư như mẹ. Mẹ đã đi xa rồi, sẽ không bao giờ sợ mẹ tìm tới nữa, vậy sao tôi vẫn khóc và không thể nhẹ lòng đi được.
Phong
Độc giả gọi vào số 09 6658 1270 để được hỗ trợ, giải đáp thắc mắc