Trong khi cả thế giới lo lắng về khả năng vỡ nợ của Mỹꦑ, ở Mỹ mọi chuyện khá im ắng. Quốc hội và Tổng thống, cụ thể là Chủ tịch Hạ viện và Tổng thống bàn bạc, các nghị sĩ lưỡng đảng cũng góp lời, truyền thông bàn tán còn người dân thì thản nhiên.
🔜Trần nợ này do các chính trị gia tự tạo ra thì họ cũng có thể nâng nó hay là vứt toẹt nó vào hư không. Vốn dĩ được tạo ra để làm động lực giúp chính phủ cẩn thận chi tiêu, không gây ra nợ nần, nay cái trần nợ lại trở thành một món đồ cho lưỡng đảng gây khó dễ cho nhau.
🐟Nói tóm lại, nó là một món vũ khí chính trị mà chính trường Mỹ vô tình tạo ra, chứ nó không liên quan mấy tới tình hình tài chính của Mỹ.
🎃Việc vỡ nợ thật ra chỉ là khi một thực thể hay cá nhân mất khả năng trả nợ. Khi nào thì thực thể đó mất khả năng trả nợ cũng tùy thuộc vào nhiều lý do, mà chủ yếu thu ít quá không đủ để trả các khoản nợ và chi phí trong khi các chủ nợ không ai dám cho vay thêm.
Chỉ Mỹ là có khả năng vỡ nợ bởi vì họ cho rằng mình sắp sửa vỡ nợ. 🌳Nói cách khác, chỉ có Mỹ là làm ra cái chuyện kỳ cục là tự cho là mình nghèo trong khi không ai cho là mình nghèo.
🌼Tỷ lệ nợ quốc gia trên GDP cũng là một câu chuyện khiến nhiều người lo lắng. Trên thực tế thì tỷ lệ này không phản ánh nhiều tới mức độ phát triển của nền kinh tế một nước. Hiện tại, Venezuela là nước có tỷ lệ nợ quốc gia trên GDP cao nhất, nhưng thứ hai lại là Nhật. Trong top mười còn có Bồ Đào Nha, Ý và Singapore. Mỹ đứng thứ mười hai ở chỉ số này.
ౠ"Vô duyên nhất", các nước ở dưới đáy của tỷ lệ này là Brunei và Afghanistan. Brunei chắc là tại vì họ nhiều dầu mà dân số ít nên không phải nợ nần gì, còn Afghanistan thì... không ai dám cho vay mượn, nên họ không có nợ nần gì mấy.
﷽Hầu hết các quốc gia ở có tỷ lệ nợ quốc gia trên GDP thấp đều là vì không có ai dám cho vay mượn, như là Congo, Eswatini, Burundi, những nước nghèo hàng đầu thế giới. Trong top 10 ít nợ, chỉ có vài nước là có vẻ vì họ không thích vay, như là Brunei hay Nga.
Nói cách khác, vỡ nợ là mất khả năng chi trả chứ không phải là nợ nhiều. Người Mỹ sống trong một đất nước mà hầu như ai không mượn nợ đều không sống được. Thậm chí qua tới Mỹ thì một trong những chuyện phải là đầu tiên là mở thẻ tín dụng để tiêu xài và trả nợ, để có một cái lịch sử trả nợ (credit history).
༒Lịch sử trả nợ tốt thì người ta mới dám cho vay, mà ở Mỹ thì hầu như ai cũng phải vay mới làm việc lớn. Học đại học và mua nhà là hai thứ mà hầu hết đều phải vay, nhất là mua nhà.
🐲Ai hên thì có cha mẹ bao thầu việc đi học đại học, còn mua nhà thì phải là con nhà triệu phú chừng năm triệu đô trở lên thì cha mẹ mới mua nhà nổi cho. Đấy là mua nổi, còn có mua hay không lại là chuyện khác.
꧙Vì người Mỹ sống như vậy nên thái độ của người Mỹ với nợ nần là có trách nhiệm trả chứ không phải là tránh nợ. Vì biết cách vay cách trả và cách cho vay nên đồng vốn mới lưu hành nhanh, người mua có thể mua, người bán có thể bán, hàng hóa làm ra không bị ế, ai cũng được lợi.
😼Chính phủ Mỹ cũng suy nghĩ như vậy nên họ đối với nợ chỉ là tìm cách trả đủ mà thôi. Lần gần đây nhất mà Mỹ trả được nợ mà không phải mựơn thêm là thời của ông Clinton. Nguyên nhân là sự bùng nổ của công nghệ thông tin mang tới một đống của cải khổng lồ chưa từng có, người Mỹ và chính phủ gần chục năm tha hồ thu lợi mà không phải vay mượn.
🅷Bây giờ thì khác, nhưng thái độ của người Mỹ đối với nợ nần thì vẫn vậy, cần phải trả chứ không thể tránh. Dẫu sao đi nữa, việc chính phủ Mỹ làm cái gì cũng khiến hầu hết thế giới phải đau tim, nhưng ngày nào nước Mỹ vẫn biết chăm lo cho bản thân thì Mỹ cũng sẽ không gây hại cho nền kinh tế thế giới.
Khanh Huỳnh
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.