Cháu tôi năm nay học lớp bốn ở quê. Ngày họp phụ huynh đầu năm, chị dâu tôi về than thở sắp phải đóng gần ba triệu đồng để mua tivi, lắp rèm cửa sổ và một máy𒉰 lạnh ở lớp cho con𓂃.
Chị dâu tôi có một cửa hàng tạp hóa nhỏ và chị thường chở gas, bia, nước ngọt bán lẻ tận nhà cho người dân trong vùng, anh tôi làm tài xế tự do. Với mức thu nhập và mức sống ở quê, số tiền gần💎 ba triệu đồng không hề nhỏ.
Nói rồi chị dâu tôi nhẩm tính phải đꦇổi bao nhiêu bình nước lọc, bℱao nhiêu bình gas hay thùng bia mới kiếm được số tiền trên.
Tôi hỏi chị: "Sao không thắc mắc hay phản đối?". Chị nói: "Nếu mình làm vậy sẽ bị để ý, ai sao mình vậy mà không thấy ai phản꧂ đối gì hết, trưởng ban đại diện phụ huynh lại là chủ một đại lý vật liệu xây dựng". Hàm ý "trưởng ban đại diện phụ huynh là chủ cửa hàng vật liệu xây dựng" có thể hiểu theo nghĩa: gần ba triệu đồng không đáng để p𝔍hản đối, ít nhất là với vị phụ huynh này.
Tôi lại nhớ tới Phú, một đứa trẻ mồ côi học chung lớp với cháu tôi. Phú là một đứa trẻ không có cha, mẹ bỏ đi xứ khác nên cháu ở với bà cố (bà nội của mẹ) năm nay đã hơn 80 tuổi. Lúc trước bà của Phú bán vé số, mấy năm nay l💃ê tấm lưng còng đi lại chậm chạp, nên đại lý cũng ngại, không muốn cho bà lãnh vé bán vì ngày nào bà cũng bán ế.
Nói⛎ như vậy có nghĩa là tiền sinh hoạt cơ bản như ăn uống, điện nước, học phí... đối với bà cháu Phú là một điều hết sức khó khăn. Năm nay, ngày khai giảng tôi không thấy cháu cầm cặp sách mà cầm xấp vé số. Tôi chợt nghĩ, nếu 🍃năm nay vẫn còn đi học, thì bà cháu Phú tính sao? Có hai trường hợp xảy ra: được miễn tiền đóng góp vì quá khó khăn, hoặc phải đóng góp nhưng ít hơn mức bình quân chung?
Ở quê tôi, chuyện ông bà đi họp phụ huynh cho cháu không hiếm. Bởi nhiều gia đình, cha mẹ đi Bình Dương, Đồng Nai làm công nhân, gửi con cho ông ��bà chăm. Đồng lương làm công nhân của hai vợ chồng được bao nhiêu nhưng hàng trăm thứ phải chi. Mỗi tháng, đến ngày nhận tiền nuôi cháu nhưng chưa thấy con chuyển về,🔯 bà Sáu kế bên nhà tôi lại chẹp miệng nói: "Chắc công ty (của tụi nó) chuyển lương chậm".
Bà nói bây giờ sợ nhất là đi họp phụ huynh. Mấy năm trước, bà đi họp để nghe giáo viên báo 𓄧cáo tình hình học tập, học sinh nào ngoan, học sinh nào dở. Bà sợ phải nghe cháu bà bị cô giáo mắng vốn học dở, học yếu. Nay lại sợ thêm khoản "kêu gọi đóng gó🌱p tự nguyện" mà theo bà không đóng không được.
Đã từ mấy năm nay, việc hội phụ huynh làm cánh tay nối dài, thu những khoản phí vật chất cho nhà trường đã gây nhiều bức xúc. Nhưng có lẽ năm nay gây nhiều bức xúc nhất. Mà hôm qua, khi tôi đọc bài viết nói về một phụ huynh đặt vấn đề với những phụ huynh khác không đóng quỹ "khó khăn thì đừng theo lớp này" và lần lượt mời phụ huynh khó khăn đứng lên.
Tôi hiểu cảm giác đứng lên này nó kinh khủng thế nà💯o vì lúc còn đi học, những khoản tiền mà ch🌟a mẹ chưa xoay kịp để đóng, thỉnh thoảng tôi và nhiều bạn trong lớp cũng bị bêu tên và đứng lên giữa lớp như thế.
Có ai đó nói rằng nghèo thì phải ráng đi học để thoát nghèo. Còn 🍨bây giờ, phụ huynh nghèo thì rất s🦄ợ đi họp phụ huynh.
Lê Bảo
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.