Nhiều năm trước, bát gyũdon - một biểu tượng của vòng xoáy giảm phát ở Nhật Bản, là sự lựa chọn hoàn hảo của ♍các nhân viên văn phòng eo hẹp về thời gian và tiền bạc. Một phần gyũdon gồm cơm và thịt bò tại nhà hàng Yoshinoya ở Osaka giá 632 yên (hơn 100.000 đồng) cùng các món ăn kèm như bắp cải muối và súp miso.
Nhưng ngày nay, món ăn này không còn được ưa chuộng bởi thành phần chính là cơm dần biến mất trong bữa𒐪 ăn của người Nhật. Thực tế, số lượng các gia đình ăn cơm đang ít hơn bao giờ hết.
Theo Bộ Nông nghiệp Nhật Bản, mức tiêu thụ gạo hàng nămℱ ♒của nước này đạt đỉnh điểm vào năm 1962, mỗi người tiêu thụ trung bình 118 kg mỗi năm, tương đương với hơn 5 bát cơm mỗi ngày. Nhưng đến năm 2020, con số này chỉ còn dưới 51 kg.
Năm 2011 lần đầu tiên số liệu thống kê🐽 cho thấy các hộ gia đình Nhật Bản chi tiêu cho bánh mì nhiều hơn gạo. Nhiều người bắt đầu chọn ăn sản phẩm từ lúa mì như bánh mì, mì và mì ống.
Ngay nay, bữa sáng điển hình của người Nhật thường có bánh mì nướng, trứng luộc thay vì cơm, cá nướng h𒈔ay súp miso truy♚ền thống.
Lý giải về sự thay đổi này, các nhà nghiên cứu cho rằng sự gia tăng của các hộ gia đình độc thân, áp lực của công việc, cuộc sống khiến nhiều người đặt sự thuận tiện lên trên tình yêu với "gohan" - một t𓆉ừ ꦯtiếng Nhật có nghĩa là cơm hoặc bữa ăn truyền thống.
Cuộc khảo sát gần đây của nhà phân phối gạo Makino cho thấy gần 85% người được hỏi vẫn ăn cơm hàng ngày, nhưng 68% chỉ ăn một bữa cơm. Chỉ có gần 17% duy trì thói quen ăn cả ba �💞�bữa.
Nanami Mochida, giáo viên s🅘ống gần Tokyo và là mẹ của bé gái tuổi teen, cho biết ăn bánh mì thuận tiện hơn cơm, nhất là các buổi sáng. "Việc chuẩn bị bữa sáng kiểu Nhật mất quá nhiều thời gian khi bạn cần vo gạo trước sau đó chờ thêm 30-60 phút để cơm chín", Nanami nꦜói.
Khu phố Fukushima của Os💮aka từng có khoảng 50 cửa hàng gạo nhưng nay chỉ còn 5, bao gồm doanh nghiệp 100 tuổi c♕ủa Shigeru và Teruyo Okumura.
Ông Shigeru, chủ sở hữu thế hệ thứ 3 của cửa hàng, nói rằng sự xuất hiện của các món ăn nhanh khiến nhiều người không nghĩ đến nấu cơm. Ngay cả ❀những người thích nấu ăn cũng có xu hướng cho rằng cơm hơi nhàm chán vì chỉ có một công thức duy nhất.
Yukari Sakamoto, chuyên gia ẩm thực của Nhật Bản, cũng nhận thấy người trẻ thích ăn nhiều món khác thay cơm truyền thống. "Bánh mì nướng, trứng luộc hoặc một bát mì có thể là sự lựa chọn tối ưu khi công thức chế biến đa dạ🐠ng, số cửa hàng bán ngày càn💟g nhiều. Và chưa kể gạo cũng không hề rẻ", Yukari phân tích.
Với mức tiêu thụ trong nước đang suy giảm, các nhà sản xuất đang hướng 🌠đến thị trường nước ngoài, ꦕnhất là trong bối cảnh ẩm thực nước này đang được quan tâm trên toàn cầu.
Xuất khẩu gạo của Nhật Bản đã tăng từ hơn 4.500 tấn năm 2014 lên gần 23.000 tấn vào năm 2021, tăng gấp 5 lần trong 7 năm, với 1/3 là xuất khẩu sang Hong Kong. Tuy nhiên, lượng xuất khẩu vẫn chiếm chưa đến 0,5% sản lượng gạo nội địa của Nhật Bản, khiến các hợp tác xã nông nghiệp khuyến khích nhà hàng phục vụ nhiều món "donburi" 💫(cơm bát) hơn.
Trước sự nỗ lực của chính quyền, đầu bếp Okunmura - người từng mô tả bản thân "cuồng" ăn cơm, thừa nhận "khó có🎉 thể đảo ngược xu hướng". "Việc nấu cơm và các món ăn kèm rất tốn thời gian. Trong khi có quá nhiều người bận rộn chỉ muốn một bữa cơm đơn giản, nhanh gọn và vẫn đủ chất", nam đầu bếp nói.
Minh Phương (Theo The Guardian)