Báo cáo kết quả nghiên cứu công bố hôm 13/12, dựa trên trả lời của 1.800ꦅ người trong độ tuổi 20-60 về nhu cầu việc làm cho thấy hơn 37% b🌠uộc phải tiếp tục đi làm sau tuổi nghỉ hưu do tiền tiết kiệm và lương hưu không đủ trang trải chi phí sinh hoạt, gần 39% trả lời muốn tự do tài chính. Điều này cho thấy nhiều lao động đang lo lắng về chi phí sinh hoạt trong tương lai.
Bên cạnh đó, gần 36% đi làm vì yêuꦡ thích công việc và muốn cống hiến.
Trong bối cảnh thiếu hụt lao động và nhiều yếu tố khác phát sinh, các công ty tại Nhật Bản được chính phủ yêu cầu đảm bảo việc làm cho người lao động đến k༺hi 65 tuổi, áp dụng từ tháng 4/2025.
Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, tỷ lệ các công ty trong nước có chính sách tuyển dụng người trên 70 tuổi tăng hơn gấp đôi trong ꧃thập kỷ, lên 39%. Tỷ lệ doanh nghiệp có độ tuổi nghỉ hưu bắt buộc từ 65 tuổi tăng từ 12% lên 25% trong cùng kỳ.
Thống kê ✃của Bộ Nội vụ và Truyền thông nước này, trong tổng số lao động, những người từ 65 tuổi đạt 6,39 triệu người vào năm 2022, chiếm tỷ lệ kỷ lục 10,6%. Lĩnh vực xây dựng và bán lẻ có số công nhân 65 tuổi trở lên chiếm 10% lực lượng.
Một số công ty nói có ít sự lựa chọn do sự suy yếu của đồng yên khiến nhu cầu thuê lao▨ động nước ngoài trở nên khó khăn. Trong khi vẫn có hạn chế khi thuê lao động lớn tuổi bởi rủi ro tai nạn lao động và hiệu suất làm việc.
Takashi Sakamoto, nhà phân tích tại tổ chức nghiên cứu độc lập Recruit Wor♌ks Institute tại Nhật Bản, cho biết: "Các công ty phải đầu tư vào tự động hóa và phương tiện khác, giúp người cao tuổ♉i làm việc ít đòi hỏi thể lực hơn".
Bà Emiko Kumagai, 81 tuổi, đã làm việc cho công ty điện tử bán lẻ Nojima 🗹ở thành phố Kawaguchi, phía bắc Tokyo, từ năm 69 ꧑tuổi sau khi nghỉ hưu.
"Tôi rất vui khi thấy mình còn có ích và không muốn bị xã hội bỏ lại 🔯phía sau", bà Emik nói. Cụ bà 81 tuổi hiện làm việc bốn ngày một tuần, đảm nhận mọi🍷 công việc từ luân chuyển hàng hóa, trưng bày sản phẩm và giúp đỡ khách hàng.
Minh Phương (Theo Mainichi, Nikkei)