Đến khi được cấp trên yêu cầu rời khỏi con tàu đang chìm, Jessop, 24 tuổi, mới lên xuồng khẩn cấp cùng các hành khách khác. Trong cơn hỗn loạn, cô được trao cho một em bé mà cô không biết tên. Ngày hôm sau, khi những người sống sót trong vụ đắm tàu Titanic tập trung trên tàu RMS Carpathia, một phụ nữ lấy đứaꦫ bé khỏi tay Jessop mà không nói một lời nào.
Đó không phải là hành trình phiêu lưu trên biển đầu tiên của Jessꦅop. Năm 17 tuổi, cô nộp đơn xin làm tiếp viên tàu Royal Mail Lines nhưng ban đầu bị từ chối với lý do cô quá trẻ và quá xinh đẹp. Cuối cùng, cô vẫn được nhận nhưng được yêu cầu tránh trang điểm và ăn mặc giản dị. Tuy nhiên, Jessop sau đó bị sa thải vì từ chối sự ve vãn của thuyền trưởng.
Điều đó không cản bước cô tiếp tục làm🐈 việc trên các con tàu. Jessop được công ty vận tải biển Anh White Star Line thuê và trong vài năm sau, cô sống sót không chỉ trong vụ chìm tàu Titanic mà còn cả hai thảm họa hàng hải khác, khiến cô được đặt biệt danh "người phụ nữ không th𓆏ể chìm".
Jessop sinh ra và lớn lên ở Argentina, có bố mẹ là người Ireland nhập cư, từng mắc bệnh lao khi còn nhỏ. Bố mẹ Jessop có 9 con nhưng chỉ 6 người số🌼ng đến tuổi trưởng thành.
Công việc tiếp viên trên tàu của Jessop không dễ dàng: cô làm viಌệc 17 giờ mỗi ngày với số tiền chỉ hơn hai bảng mỗi tháng – bằng 2/3 giá vé hạng ba trên tàu Titanic. Tuy nhiên, Jessop yêu thích công việc, coi nó như một cách đi du lịch và khám phá những vùng đất mới.
Năm 1911, Jessop làm việc trên 🅰tàu RMS Olympic khi nó va chạm với một tàu chiến Anh. Mặc dù bị thủng một lỗ trên thân tàu, Olympic vẫn tự di chuyển được về cảng, 𓂃nhưng Jessop sau đó không tiếp tục làm tiếp viên trên tàu này.
Cô được chuyển sang tàuಞ mới nhất của White Star Line, Titanic. Jessop có mặt trên hành trình đầu tiên của con tàu băng qua Đại Tây Dương vào tháng 4/1912. Điều kiện làm việc trên Titanic tốt hơn so với Olympic. Bác sĩ trên tàu khá quan tâm đến Jessop và giúp cô tránh được những người theo đuổi gây khó chịu và những kẻ quấy rối tình dục.
Vài ngày sau khi khởi hành, tàu Titanic đâm phải một tảng bă🍰ng ở Bắc Đại Tây Dương và chìm trong vài giờ, khiến hơn 1.500 trong số khoảng 2.224 hành khách và thủy thủ đoàn thiệt mạng.
Dù trải qua thảm họa kinh hoàng, Jessop vẫn không đổi nghề, một phần vì lý do sức khỏe. Thời thơ ấu, cô từng bị xuất huyết phổi và bệnh ban đỏ khiến cô luôn cần không khí trong lành. Vì vậy, "bất chấp nỗi sợ hãi, tôi vẫn 💧chọn biển", Jessop nói.
4 năm sau, Jessop lại rơi vào một thảm họa trên biển khác. Cô được đào tạo làm y tá cho Hội Chữ thập đỏ và làm việc trên một tàu khác của White Star Line là HMHS Britannic, đã được chuyển đổi thành tàu bệnh viện vào tháng 11/1916. Một vụ nổ đã lꦑàm 30 người thiệt mạng và đánh chìm con tàu trong vòng một giờ.
Jessop lên xuồng cứu sinh nhưng suýt chết khi xuồng bị hút vào chân vịt của con tàu đang chìm. Cô nhảy xuống nước và đầu đập vào thân tàu, khiến cô bị nứt xươn💮g sọ và th🍸ường xuyên đau đầu.
Không khuất phục trước các thảm họa, Jessop tiếp tục làm tiếp viên và y tá trê꧟n các con tàu cho đến khi nghỉ hưu vào năm 1950. Bà qua đời vào năm 1971 ở tuổi 83 vì bệnh tim.
Vài năm sau khi nghỉ hưu, Jessop cho biết bà nhận được cuộc gọi từ một phụ nữ hỏi có phải bà đã cứu một♍ em bé trong đêm tàu Titanic bị chìm hay không. "Đúng vậy", Jessop trả lời. Người phụ nữ kia đáp "tôi là đứa bé đó" rồi bật cười và cúp máy.
John Maxtone-Graham, người hỗ trợ Jessop viết hồi ký, cho rằng đó có thể là một người gọi điện để đùa giỡn bà. Tuy nhiên, Jessop nói rằng bà chưa từng kể với ai việc bà đã cứu một đứa bé. Dù 💙vậy, hồ sơ cho thấy em bé d𝓀uy nhất trên xuồng cứu sinh 16 mà Jessop đã đi là Assad Thomas, được trao cho cô gái có tên Edwina Troutt và sau đó đoàn tụ với mẹ trên tàu Carpathia.
Không rõ cô gái gọi điện có thật sự làꦐ người sống sót qua thảm họa Titanic hay không, nhưng người đó không bao giờ liên l🦄ạc lại với Jessop.
Phương Vũ (Theo Ozy)