Huỳnh Thị Sậm (30 tuổi) sống tại trung tâm dạy nghề dành cho người khuyết tật của TP HCM. Trên chiếc giường đơn, chị đón khách đến thăm bằng bức♋ tranh vẽ bằng ngón chân còn dang dở.
Theo chuyển động của bàn chân, từng đường cọ đi lại trên giấy vẽ, thoáng chốc, bức tranh đã hoàn tất. Cọ, bảng pღha màu... nhanh chóng đư꧃ợc chị vệ sinh gọn ghẽ vào đúng vị trí cũng bằng bàn chân ấy. Sau khi tự mình thay áo và nhờ một người bạn tết hộ bím tóc, chị nhanh chóng tiến đến xe lăn: “Đến giờ Sậm học vi tính rồi”.
Chị Sâm đang vẽ tranh bằng chân. Ảnh: Người Lao Động. |
Quꦓa hai dãy hàng lang, lớp học vi tính của trung tâm dạy nghề dành cho người khuyết tật khá rộn ràng với gần 20 máy vi tính cũ. Ở một góc nhỏ của phòng máy, chiếc bàn vi tính đặc biệt, thiết kế dành riêng cho Sậm thấp hẳn so với mọi người. Bước qua cửa lớp, chị💮 ngồi bệt xuống đất, bàn chân co quắp, nhỏ xíu đặt lên con chuột máy tính, nhưng chị điều khiển rất thành thạo.
Những thao tác trực tiếp trên bàn phím, chị giao cả cho ngón cái của bàn chân còn lại. Những con chữ kín dần màn hình. Gặp lúc phải viết hoa một danh từ riêng, một ngón chân không đủ để kết hợp phím ký tự với phím Shift thì ngón cꩲhân ấy lại nhanh nhẹn quắp lấy cây viết, nhấn một phím còn ngón chân cái thì nhấn phím còn lại. Con chữ được gõ in hoa, trên môi chị rạng rỡ một nụ cười. “Có nằm mơ, tôi chẳng nghĩ có ngày mình được làm quen với máy vi tính”, chị nói.
Ước mơ lướt web
Ngón chân dị tật vẫn có thể đánh máy. Ảnh: Người Lao Động. |
Hai năm đã trôi qua kể từ ngày chị theo lời khuyên của các cô thuộc Hội Bảo trợ tr﷽ẻ em khuyết tậ🔯t rời Hậu Giang lên TP HCM học nghề. “Năm đó, đang chán vì nhà nghèo quá, tốt nghiệp được THPT, không đủ điều kiện để thi đại học nên liều đi cho biết. Ở nhà mà trở thành gánh nặng cho mẹ thì buồn lắm”, Sậm kể.
Với quan niệm “kiến thức, dù ở bất cứ lĩnh vực nào cũng chẳng bao giờ thừa”, nghề nào Sậm cũng thử sức. Làm hoa vải, thêu máy... Sậm đều sắp xếp thời gian để học. Tuy nhiên, điều khiến Sậm thích thú nhất là việc được làm quen với tin học. Chẳng buổi học nào Sậm vắng mặt. Sau những phần mềm cơ bản của văn phòng như Word, Excel... chị đan🌳g tập làm quen với việc học Anh văn trên máy tính. Sậm thổ lộ: “Sậm tin rằng chiếc máy này sẽ là một chiếc thang giúp mình hòa nhập với cuộc sống”.
Ngoài việc được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận là một kỷ lục gia có tài vẽ tranh bằng chân, chị còn đạt danh hiệu Người phụ nữ làm rung động trái tim Việt Nam do Thời báo Kinh tế Việt Nam bình chọn.
(Theo Người Lao Động)