Chợ Thiếc (quận 11, TP HCM). Giữa trưa, những người bán ♑hàng ai cũng tranh thủ đóng cửa ngủ một giấc, còn bà Quách Thị Trinh (58 tuổi) lại cặm cụi cho mấy con mèo ăn, vừa chụp hình chúng đăng lên facebook cá nhân để tìm người nhận nuôi. Đây là lứa mèo mới nhất bà nhặt về vài ngày trước, trong tình trạng ướt mẹp, trời mưa, run rẩy vì lạnh và đ🌞ói.
Chưa kịp ng𝔍hỉ tay, một người phụ nữ đưa 10 con mèo nhỏ đến chíc꧃h ngừa, bà lại tất bật vào thuốc, bế từng con lên nhẹ nhàng bơm kim tiêm, miệng không ngừng động viên: "Gắng lên nha bé, mấy bữa nữa hết bệnh mẹ tìm chủ mới ch⛦o". Công việc vừa xong cũng là lúc khách đến mua hàng t📖ấp nập, bà ෴Trinh vội thu dọn tất cả để vào trong.
Cứ như thế, suốt hơn 17 năm qua, trưa nào bà Trinh cũng tất bật với việc chăm sóc, cấp cứu và tìm chủ mới cho những con mèo mình nhặt được. Nhiều người nói, sướ🍎ng không muốn cứ thích rước khổ vào thân, bà Trinh nghe chỉ mỉm cười, bụng nghĩ, mình hy sinh một chút để cứu loại vật chuyên bắt chuột cũng ý nghĩa.
Bà kể, trước đây, nhà bà rất nhiều chuột, chúng phá hết đồ trong nhà, đêm bò🌞 qua màn cắn người. Có lần, bà vô tình mang về nhà một con mèo chừng một tháng tuổi bị chủ bỏ rơi, được vài hôm thì thấy nhà ít chuột hẳn. Nuôi thêm 4 con nữa thì nhà hết hẳn chuột, nhưng gia đình nhất định không cho bà mang về thêm lần nào nữa. Dù được bà chăm sóc, nâng niu, những chú mèo ấy cũng lần lượt ra đi vì qu༒á già, bệnh và bị tai nạn khiến bà rất buồn.
Sáng một ngày của 17 năm 🌊trước, như thường lệ, bà dọn hàng ra bán thì nghe tiếng meo meo ngoài cổng chợ, bỏ dở công việc chạy ra xem, bà phát hiện 5 chú mèo sữa lông ướt nhẹp, người co rúm vì đói và lạnh, miệng kêu thất thanh. Nhớ đến “các con” của mình trước đây, được cưng nựng, cho ăn ngon, nằm ấm mà vẫn nay bệnh🌜, mai đau, bà không cầm lòng được, đem chúng vào lau khô, lấy sữa pha cho uống. “Chúng còn nhỏ xíu, không có khả năng tự vệ mà bị bỏ rơi, nếu mình không cứu sẽ bị chó cắn, xe cán, có khi chết vì đói rét”, bà tự nhủ.
5 chú mèo được sưởi ấm, ăn no vẫy đuôi, miệng kêu meo me✨o như để cảm ơn. Còn bà Trinh cảm thấy vui và từ đó nổi tiếng khắp chợ vì có nghĩa cử cao đẹp.
Từ năm 2000ꩲ đến nay, bà đã giải cứu được hơn 10 ngàn con bị người ta bỏ ở chợ, công viên, trường✅ học và bãi rác... Khi về với bà, đa số chúng bị bệnh, thương tích đầy mình, hôi hám bẩn thỉu nên chỉ kịp ăn vài muỗng sữa là chết. Phải chứng kiến một mầm sống từ từ héo dần trên tay, bà Trinh rất buồn, lòng thắt lại. Cũng có nhiều con khỏe mạnh, được bà gọi chung là🍰 bé mèo, cưng như con, chăm sóc cho mập lên, lông đẹp rồi tìm người ch🤡o.
Biết chồng và các con không ủng hộ, bà đặt hai chiếc lồng sắt, mấy hộp nhựa đựng thức ăn nước uống tại cửa hàng để tiện chăm sóc số mèo giải cứu. Song song đó, bà gắng thu vén chi tiêu gia đình để mỗi ngày dành ra 100-200 nghìn mua thức ăn, thuốc, phí chích ngừa… cho chúng. Buổi sáng dậy sớm, bà chuẩn bị đồ ăn cho cả nhà, thức ăn cho vật cưng, dọn dẹp nhà cửa rồi nhanh chóng đến cửa hàng cho mèo ăn. Cực nhất là lúc chúng bị bệnh, hôi và rất tanh, chỉ cần ngửi qua là muốn ói nhưng nhìn chúng ủ rũ, miệng rên gừ gừ, bà lại thương không cầm lòng được, dùng muỗng đút sữa. “Có hôm tôi buồn ngủ quá🌠, đút sữa mà không thấy chúng nuốtไ, nói, ‘sao mày không ăn’, nhìn lại thì thấy nền nhà toàn sữa", bà kể vui.
|
Thời gian đầu, chưa nối mạng, chưa có thiết bị điện tử thông minh, bà vừa bán hàng, vừa đón lứa 'bệnh nhân' mới về, vừa hỏi khá🥃ch đi qua xem có ai muốn nuôi. Nếu họ gật đầu, bà thử thăm dò một vài câu xem họ có thực sự yêu chúng thì mới cho.
"Cho mèo giống như gả con gái về nhà chồng vậy. Nhìn thấy ai yêu nó thật sự mình cũng an tâm và mừng. Nếu nó phải về với người không tốt, bị xua đuổi, đánh lên, đánh xuống, đói khát kêu la thương lắm🍨”, bà Trinh tâm sự.
Hiện nay, bà đã lập một trang facebook cá nhân, công khai số điện thoại, cập nhật thông tin liên tục để ai muốn xin mèo,🐻 cho mèo hay liên hệ bác sĩ thú y bà sẵn sàng giúp đỡ. Nhiều bạn trẻ biết được phụ bà tiền mua thức ăn, ủng hộ kim tiêm, thuốc chích ngừa và hỗ trợ tìm chủ mới. Cũng thông qua trang cá nhân này bà có thể theo dõi được những "đứa con" khi cho đi có cuộc sống ra sao.
“Hôm rồi, tôi nhận hai ổ 8 con đều bị dịch bệnh, chỉ có một bé vượt qua được, mập ú, lông vàng ánh, 🐼đẹp lắm. Nhiều người xem hình rất thích nhưng tôi chỉ chọn được một cô bé để cho, vậy mà, hai tháng sau, nó chết vì bị chó cắn. Tôi rất buồn và tiếc”, bà Trinh kể.
Đồng hành cùng bà hiện nay còn có ba người nữa là bà Nguyễn Kim Anh (63 tuổi), bà Trần Thị Hoa (62 tuổi) và bà Trần Thị Mai (65 tuổi) cùng ở quận 11. Họ lập thành một nhóm chuyên giải cứu, phân công công việc rõ ràng gần 8 năm nay. Bà Kim Anh, bà Hoa và bà Mai kinh tế yếuꦜ hơn thì chăm sóc mèo lúc mới đưa về ngay tại nhà mình. Bà Trinh chỉ giữ lại 3-4 con ở cửa hàng chăm sóc và hỗ trợ tiền nuôi, tiền thuốc, kim tiêm và liên hệ người cần để cho.
Bà Trinh cho biết, đa số mèo đưa về thời gian đầu bị tiêu chảy nên chăm rất cực, mất nhiều thời gian, vì thế꧙, đòi hỏi phải kiên trì và có tình yêu thật sự. Tuy nhiên, sức khỏe của các bà đã yếu do tuổi cao, kinh tế lại khó khăn, mà mèo thì sinh sản rất nhanh nên không thể đi cứu mãi được.
“Nhìn chúng bỏ ăn, không ⛦cứu được, tôi cứ ray rứt và thấy có lỗi mãi. Tôi mong rằng, mọi người hãy đưa mèo trưởng thành đến bác sĩ thú y triệt sản để ngăn tình trạng bỏ hoang chúng🌠 giữa đường", bà nhắn nhủ.
Phan Thân