🌜"Đó là cả một quá trình dài để có được những chiếc thìa xin😼h xắn như hiện nay. Mỗi chiếc thìa là một câu chuyện đáng để kể", chị Anh Đào (Cherry Vũ) nói.
Người phụ nữ Việt bất ngờ phải lòng những chiếc thìa từ một lần tình cờ đến cửa hàng đồ cổ tại New Zealand năm 2006. Đứng trước những chiếc thìa bạc được chạm khắc tinh xảo hình chim kiwi (biểu tượng của New Zealand), mặt sau có khắc tên hãng, năm sản xuất... Cherry Vũ nảy ra ý định sưu tầm bởi cho rằng mỗi chiếc đều có nét đặc trưng riêng, mang đậm dấu ấn của mỗi nền văn hóa, bản sắc của từng quốc gia và thể hiệnꦦ sự khéo léo, tinh xảo của người chế tác. Thêm vào đó, chúng nhỏ gọn, có hình dáng, thiết kế khác nhau nên "nếu mua cả trăm chiếc cũng khó trùng".
Ban đầu chị mua nhiều, hễ thấy mẫu đẹp là chọn, lúc vài chiếc, khi vài chục chiếc. Nhưng khi số lượng lớn dần, chị khắt khe trong việc lựa chọn, ưu tiên tìm kiếm sản phẩm có thiết kế lạ và hiếm thay vì những sản phẩm mới, thông dụng. Với chị, một chiếc thìa đáng mua phải đảm bảo 5 tiêu chí về đ🀅ộ hiếm trên thị trường, đồ cổ, chưa sở hữu, là bạc nguyên chất và được chạm khắc tinh xảo.
Ngoài những chiếc đúc từ bạc nguyên chất, bộ sưu t🐷ập của chị Cherry không thiếu những sản phẩm có chuôi bằng xương, vỏ xà cừ, đính đá ruby, ngọc xanh... hay một số được mạ vàng.
Trong hơn 1.000 chiếc đang sở hữu, Cherry Vũ thích nhất chiếc thìa nạm vàng khắc biểu tượng wharenui - ngôi nhà cộng đồng của người Maori ở New Zealand; chiếc có hình quyền trượng, vương miện - biểu tượng của Vương quốc Anh, chiếc có hình sư tử nằm, mô phỏng tượng đài s𒀰ư tử ở Lucerne - một thành phố nhỏ của Switzerland; chiếc có hình tu viện Westminster, Birmingham (Anh); hay chiếc mạ vàng và men chạm khắc nổi một nhà thờ cổ kí🌃nh Trondheim, Norway...
Sở thích sưu tập thìa của chị được chồng là anh Rob England ủng hộ. Tranh thủ lúc rảnh rỗi, anh thường lên các trang bán hàng trực tuyến săn đồ độc lạ tặn𒁃g vợ.
Sau 16 năm sưu tầm, điều khiến Cherry Vũ chưa hài lòng là còn🅠 thiếu những chiếc thìa đại diện của Vi🌠ệt Nam. "Tôi hy vọng trong tương lai có thể đón một chiếc thìa gắn với với biểu tượng của quê hương vào bộ sưu tập", chị chia sẻ.
Ngoài những bộ thìa bạc cổ quý hiếm luôn cất trong hộp riêng, những chiếc còn lại vẫn được gia đình chị Cherry sử ꧑dụng trong các bữa ăn hoặc tiệc trà cùng người thân𓆏 và bè bạn. Chị thường nói đùa với bạn bè có cảm giác như sống trong thời của những vị quý tộc cách đây vài trăm năm mỗi khi dùng những món đồ cổ để khuấy cafe.
Sở hữu bộ sưu tập được đánh giá "khủng" về số lượng và chất lượng, giá mỗi sản phẩm dao động từ vài USD đến hàng trăm USD tùy thuộc vào độ hiếm, hãng sản xuất, năm chế tác cho đến các nguyên vật liệu, độ tinh xảo, nhưng chị Cherry nói không quá quan tâm đến giá đắt hay rẻ, miễn chúng là chiếc thìa bản thân yêu t𝔉hích.
Từngღ có cơ hội chiêm ngưỡng bộ sưu tập thìa bạc, mạ vàng quý hiếm của chị Cherry trong chuyến du lịch đến New Zealand, chị Thu Tâm, ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) bị thu hút bởi những vật dụng thìa nhỏ xinh, bóng loáng được bài trí cẩn thận trong phòng khách.
🍸"Đây là lần đầu tôi được xem một bộ sưu tập thìa độc đáo đến vậy. Nhìn vào từng chiếc thìa tôi thấy được quyết tâm, niềm yêu thích và sự kiên trì của Cherry, đây là điều rất ít người có thể làm được", chị Tâm nói.
Khi được hỏi lý do kiên trì theoဣ đuổi sở thích này, chị Cherry nói rằng: "Việc sưu tầm không chỉ đơn thuần là mua đồ vật mà còn học được nhiều kiến thức từ nhữn🍌g thứ đó. Khi người sưu tầm có niềm say mê, họ trở nên nghiện nghệ thuật và không thể sống thiếu nó".
Ngoàꦆi sưu tầm thìa, vợ chồng chị Cherry được thừa hưởng những bộ ấm chén cổ bằng sứ của Anh và đồ ăn bằng bạc. Trong thời gian tới, người phụ nữ Việt tiếp tục săn lùng thìa, nhưng tập trung tìm những sản phẩm độc lạ, lâu đời để làm phong phú hơn cho bộ sưu tập.
Một số mẫu thìa bạc, mạ vàng trong bộ sưu tập gần 1.000 chiếc của chị Cherry.
Quỳnh Nguyễn