Mỹ Thạnh là ngôi làng thuần đồng bào Raglai, cách TP Phan Thiết 50 km, nằm ẩn mình giữa núi rừng trùng điệp. Cuối mùa khô, những tán rừng thấp rụng lá chờ mưa, rẫy ruộng quanh làng ngừng c🌸anh tác do thiếu nước.
Cuộc sống người dân khó khăn, nhiều người nhàn rỗi ít công ăn việc làm. Mỗi sá♎ng, họ thường lên núi tìm kế🥃 sinh nhai bằng nghề lấy mật ong, tìm cây dược liệu hoặc đi hái rau rừng, đọt mây, cua núi... về làm thực phẩm.
7h, anh Hơ-yai Tuấn, 40 tuổi, cùng anh em trong xóm Suối 🔴Xoài hẹn nhau lên núi Bà La Vung có ngọn thác 7 tầng, hái lá chà♒ vôi. Uống xong ấm nước nấm lim rừng để lấy sức khỏe, họ rời nhà băng đường mòn 3 km vào núi.
Trên đường lội bộ, n🅘hóm anh Tuấn gặp nhiều người b𓂃ên xóm Đồi Lim cũng qua đây tìm lá chà vôi. Qua khỏi suối Mắt Mèo, họ chào nhau, rồi tách ra cứ hai người một theo hướng lên núi quanh khu vực thác 7 tầng để tìm, tránh việc tranh giành nhau khi gặp chà vôi.
Chui qua khỏi lùm tre nứa rậm rạp bên triền suối, anh Tuấn và anh Roong Văn Hải phát hiện một cây chà vôi đang꧂ ra lá non sum xuê. Hai anh bỏ gùi🍷 xuống, vói tay hái nhẹ những lá non đầu tiên.
Cây chà vôi thân gỗ cao quá đầu người, gốc to 🥂bằng bắp chân, mọc thẳng đứng. Nhánh cây tỏa ra ngang tầm mắt, hai người chỉ tuốt những lá non đầu cành xanh mơn mởn. Mỗi lá non dài💦 5-8 cm, đầu nhọn, mặt lá trơn bóng. Chẳng mấy chốc, tay mỗi người đã đầy nắm chà vôi, họ bỏ nhẹ từng nắm vào gùi.
Anh Tuấn cho hay rau ch♐à vôi, tiếng Raglai gọi là "nhâm rúi", chỉ dùng được lá non. Cây có nhiều lá non thường cao từ 2 m trở lên, có cây lâu năm cao đến 6-7 m. Chà vôi chỉ ra lá non vào cuối mùa nắng, nên vào thời điểm này dân làng Mỹ Thạnh mới đổ xô đi hái.
Loài cây này có điểm đ🎃ặc biệt là ưa mọc ở trên các gò mối trong rừng, bên dưới có độ ẩm cao, rễ cắm sâu, nên cây vẫn xanh tốt vào mùa khô hạn. "Cũng nhờ đó, bà con chúng tôi luôn có món rau tươi ngon dù đang trong mùa 🍸nắng cháy", anh Tuấn cho hay.
Chà vôi không mọc gần nhau, vì thế hái xong cây này, người đi rừng phải lội tìm những cây khác ven triền núi🗹. Buổi sáng, anh Tuấn và anh Hải chỉ tìm được 8 cây lớn nhỏ, mỗi người hái được khoảng nửa gùi. Họ bứt lá chuối rừng che lại để rau chà vôi không bị héo trên đường về giữa trưa nắng༺ gắt.
Mỗi khi hái xong lá non trên cây chà vôi, các anh dùng rựa chặt ngang các nhánh nhỏ quanh cây. "Mình phả🍌i chặt nhánh, để cây ra lại lá non, tuần sau mới có cái để hái ăn tiếp", anh Roon♌g Văn Hải nói.
Chị Hơ-yai Thị Xiêu ở xóm Núi Rùa cho biết, lá chà vôi là món đặc sản của dân làng từ thời xa xưa. Chà vôi được người Raglai dùng chế biến nhiều món ngon nhờ vị ngọt, độ giòn và bùi trong c💝hất lá.
Thông dụng nhất là món canh chà vôi nấu với cá hoặc thịt heಌo. Người cầu kỳ hơn dùng lá để nấu món canh bồi (gạo rang giã nhuyễn nấu kiểu n🧸hư súp với thịt gà). Ngoài ra, chà vôi luộc, chấm với muối ớt giã cối cũng được nhiều người thích.
"Năm nào cũng vậy, m𒈔ọi người trong làng đều chờ đến mùa này lên núi, tìm chà vôi nấu canh bồi, ăn vào tốt cho sức khỏe", chị Xiêu nói.
Chuyến rồi, chị Xiêu đi khắp khu núi Rùa hái được một thau lớn. Chị chia cho hàng xóm một ít. Số còn lại c🏅hị dùng nấu canh với cá trích phơi khô và dùng lá chuối bó quanh chà vôi lại, bỏ trong gùi để trữ lại cho những ngày sau đó.
Ông Tà-yêng Ngọc Quảng, Phó chủ tịch UBND xã Mỹ Thạnh cho biết, chà vôi là loài rau thiết yếu, không ♐thể thiếu với người Raglai từ xưa tới nay. Trước đây, đường sá cách trở với miền xuôi, đời sống khó khăn, chà vôi được xem là cây chống đói cho dân trong vùng.
"Khi đói, dân làng thường lên hái về nấu cùng gạo và 💧mì sắt lát như món cháo thập cẩm, ăn chống đói để sống qua ngày", ông Quảng kể và cho biết, thuở thơ ấu ông cùng cha mẹ từng tಞrải qua những ngày đói kém, nên ông cũng như bà con trong xã rất quý loại rau này.
Theo ông Quảng, rừng từ ngàn xưa là nơi nuôi sống người Raglai vùng ca🐬o Mỹ Thạnh. Ngoài chà vôi, các khu rừng quanh làng còn có nhiều loại cây tự nhiên khác như: cóc, lá bép, cải trời, đọt mây, sâm suối, chuối rừn🃏g... làm thực phẩm, trong đó chà vôi là loại rau quý, ngon bậc nhất ở vùng cao.
Việt Quốc