Đồng cảm với nỗi khó xử của nhiều người khi không dám công khai chuyện thất nghiệp, độc giả Linda chia sẻ:
"Tôi cũng từng có thời kỳ như vậy, từng làm việc ở nơi sang trọng, lương tốt, đùng một cái mất việc mà không dám nói với gia đình. Hằng ngày, tôi vẫn mặc đồ đi làm rồi vô nhà thờ ngồi đến hết giờ làm việc. Cho đến khi hết tiền, kể cả cho việc đổ xăng thì tôi mới bắt đầu phải đối mặt, chấp nhận kiếm việc ở những nơi không sang trọng, không danh giá như 🅠công ty cũ.
Để có tiền mà chi trả, tôi phải bỏ qua sĩ diện. Rồi dần dần mọi thứ cũng ổn, nhưng tôi nghĩ cuộc đời sẽ luôn có những lúc biến động. Ổn rồi lại không ổn, nên chỉ còn cách đối mặt hoặc chịu chết, mà chết thì quá phí. Hiện nay, tôi có con và thấy nuôi con rất vất vả. Nên nếu tôi bỏ cuộc thì quá uổng công sức cha mẹ sinh ra, nuôi nấng mình. Không cần phải trả hiếu hay gì, bạn chỉ cần bình tĩnh, cố gắng vượt qua❀ và sống yên ổn là ba mẹ sẽ yên lòng. Đừng bỏ cuộc".
Thay vì trốn tránh, bạn đọc Ham dzui lại chọn cách cất sĩ diện, đối diện với hiện thực để thay đổi và tìm lối thoát:
"Sĩ diện là cái gì mà phải lao đao lận đận vì nó? Tôi có thời gian làm cho công ty nước ngoài, sau đó nghỉ. Về quê, ai hỏi tôi đều nói 'nghỉ việc rồi, đang thất nghiệp'. Điều đó với tôi nhẹ tênh. Không có gì mà phải giấu giếm, sợ người ta biết, rồi lại nặng lòng. Tôi hỏi mượn tiền trong lúc nghỉ làm để xoay sở ăn uống, học hành. Chưaꦫ có việc mà tôi lại nợ 50 triệu đồng. Tôi thấy không có vấn đề gì vì tôi biết tôi đang học và sẽ có công việc tốt hơn.
Sau này đi làm lại, lương của tôi vượt qua con số 20 triệu đồng/ tháng, về quê ai hỏi lương tôi đều nói 'vừa đủ xài'. Người nào vô duyên cố hỏi cho bằng được thì tôi nói trăm triệu tháng, tin hay không tùy họ, mà cũng có ai làm gì tôi đâu? Lòng nhẹ tênh. Vấn đề là nên tìm hướng để lo cho tương lai chứ không phải là lo lắng cho cái sĩ diện hão. Không sĩ diện vẫn sống, còn không tiền là dễ chết lắm. Nghe kể mà tôi thấy mệt cho mấy người ưa sĩ diện. Mà thường những người như vậy lại hay làm cho cuộc sống của mình rối tinh rối mù lên chỉ vì dốc hết sức để💦 trang hoàng cho hai chữ 'sĩ diện' đó".
Đồng tình với quan điểm trên, độc giả Bình Yên An Nhiên nhấn mạnh:
"Có câu: 'bệnh sĩ chết trước bệnh tim'. Thất bại cũng coi như là bài học trên con đường trưởng thành của bản thân. Trước đây, tôi cũng ghét những câu hỏi dạng: 'làm lương bao ไnhiêu?', 'có dư cho mượn' này kia, nhưng s✃au này thay đổi suy nghĩ. Thực ra, nhiều người hỏi cho có câu chuyện, tôi bỏ ngoài tai, trả lời qua loa là được. Tình hình dịch bệnh ảnh hưởng đến nhiều người, giờ ngồi than thân cũng không được gì, thay vào đó bạn cần nghĩ phương án xử lý số nợ và duy trì cuộc sống. Cất cái 'tôi' đi rồi tìm những công việc tạm thời, có thể không cao nhưng ít nhất cũng có nguồn thu trong khi tìm công việc phù hợp".
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.