Hook, 52 tuổi, đặc phái viên của Bộ Ngoại giao Mỹ về Iran, được gọi là "người sống sót"✃, bởi ông là một trong số ít quan chức an ninh quốc gia sót lại sau những xáo trộn trong đội ngũ chính sách đối ngoại dưới thời Tổng thống Donald Trump. Tuy nhiê🔯n, quyết định từ chức của ông được Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thông báo hôm 6/8.
Pompeo gọi ⛎Hook là "cố vấn đáng tin cậy" và "bạn tốt", nhưng không đưa ra bất kỳ lý do nào về nguyên nhân ông ra đi. Ngoại trưởng Mỹ nhận xét Hook đã đạt được "những thành tựu lịch sử" trong vấn đề Iran.
Hook đóng vai trò then chốt trong nỗ lực siết 🉐chặt lệnh cấm vận kinh tế với Iran trong hai năm qua, từ khi Trump rút Mỹ khỏi Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA), thỏa thuận hạt nhân đa phương 2015 mà Iran ký với Anh, Trung Quốc, Pháp, Đức, Nga, Mỹ và Liên minh châu Âu, theo đó Iran sẽ hạn chế chương trình hạt nhân của mình để đổi lấy việc giảm bớt lệnh trừng phạt quốc tế.
Chiến dịch "gây áp lực tối đa" đã gây khó 🔯khăn lớn c🐻ho Iran, nhưng phản tác dụng khi Tehran quyết định dừng tuân thủ một phần JCPOA để "đảm bảo quyền lợi và thế cân bằng" sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận.
Tuần tới, Mỹ lên kế hoạch đẩy mạnh chiến dịch gây sức ép bằng cách thúc đẩy Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc gia hạn lệnh cấm vận vũ khí quốc tế với Iran. Washington đe dọa rằng nếu động thái này bị bác bỏ, Mỹ sẽ thực hiện một bước đi quy꧃ết liệt và gây tranh cãi về pháp lý, đó là tuyên bố về mặt kỹ thuật Mỹ vẫn tham gia JCPOA và sử dụng các điều khoản của thỏa thuận để "khô🌼i phục" các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc lên Iran.
Hook đã cố gắng tập hợp các đồng minh ủng hộ động thái này nhưng 💛không thành công.
Elliottꦿ Abrams, đặc phái viên Mỹ về Venezuela, sẽ đảm nhiệm vị trí do Hook để lại. Abrams là một chính trị gia kỳ cựu của đảng Cộng hòa, là người theo chính sách đối ngoại bảo thủ và có quan điểm cứng r🗹ắn với Iran. Ông cũng là người đứng sau chiến dịch tấn công Iraq dưới thời chính quyền Reagan năm 2003.
Hồng Hạnh (Theo Guardian)