Hàng ♍trăm người dân Thái Lan hôm nay xuống đường tham gia cuộc biểu tình họ gọi là "Diễn tập để phản đối một cuộc đảo chính". Đây là cuộc biểu tình mới nhất ở Thái trong bối cảnh người dân nước này đã xuống đường gần như hàng ngày kể từ giữa tháng 7.
Những người biểu tình yêu cầu Thủ tướng Prayuꩵth Chan-ocha, một cựu lãnh đạo quân đội đã lên nắm quyền sau cuộc đảo chính năm 2014, từ chức, nhưng cho biết họ không muốn một vị tướng khác thay thế ông.
Đám đông đã nhiều lần cáo buộc Thủ tướng Prayuth thao t♍úng cuộc bầu cử năm ngoái để tiếp tục g📖iữ quyền lực. Tuy nhiên, Thủ tướng Thái Lan cho biết cuộc bầu cử đã diễn ra công bằng và khẳng định sẽ không từ chức.
"Tôi mới 18 tuổi nhưng đã chứng kiến hai cuộc đảo chính. Điều nꦉày không đúng chút nào. C🌳húng tôi không muốn lịch sử lặp lại", Tan, một học sinh Thái Lan tham gia biểu tình, nói.
Trong bối cảnh các cuộc biểu tình chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, cả Thủ tướng Prayuth và Tư lệnh lục quân Thái Lan, tướng Narongpan Jittkaewtae, tuần này đều bác bỏ khả năng sắ🐲p xảy ra một cuộc 🧸đảo chính khác.
Ngoài phản đối đảo chính, người biểu tình Thái Lan còn cáo buộc ch𓄧ế độ quân chủ đã tạo điều kiện cho quân đội thống trị hàng thập kỷ và yêu cầu kiềm chế quyền lực của Quốc vương Maha Vajira🔜longkorn, bao gồm cả quyền ông được phép phê chuẩn bất kỳ cuộc đảo chính nào trong tương lai.
Hoàng gia Thái Lan không đưa ra bình lꦰuận nào về các cuộc biểu tình kéo dài nhiều tháng, song Quốc vương Vajiralongkorn gần đây nói rằng𓆏 ông yêu mến tất cả người dân như nhau.
Người biểu tình Thái Lan xuống đường nhiều tháng qua nhằm đòi hỏi một số yêu sách như thay đổi hiến pháp hay cải cá꧑ch chế độ quân chủ, động thái được cho là vô cùng táo bạo tại một đất nước có truyền thống tôn kính hoàng gia. Theo luật chống phỉ báng hoàng gia được cho là nghiêm ngặt nhất thế giới, người phạm tội khi quân có thể bị phạt tù tới 15 năm.
Ngọc Ánh (Theo Reuters)