Hàng trăm người biểu tình hôm nay tập trung tại Tượng đài Dân chủ trong khu phố lịch sử của Bangkok, dưới sự giám sát chặt chẽ của cảnh sát chống bạo động. "Tôi muốn nhấn mạnh mục đích của cuộc biểu tình hôm nay là kêu ♓gọi bãi bỏ Điều 112", Panupong "Mike"🍷 Jadnok nói.
Sau khi sắp xếp lại các chậu hoa xung quanh tượng đài, các nhà hoạt đ🐻ộng phủ một tấm vải đỏ khổng lồ lên Tượng đài Dân chủ.
"Nế🥀u cảnh sát không thả bạn bè của chúng tôi trong vòng 7 ngày, chúng tôi sẽ tổ chức một cuộc biểu tình lớn ngay tại đài tưởng niệm", thủ lĩnh biểu tình Attapon Buapat hét lên.
Khi đêm xuống, họ tuần hành đến Cung điện Hoàng gia nhưng꧂ bị chặn lại bởi các chướng ngại vật và dây thép gai bao quanh khu vực. 🅘Nhiều cảnh sát trong trang phục chống bạo động, một số cầm khiên, đeo mặt nạ phòng độc và đội mũ bảo hiểm, đối đầu người biểu tình.
Điều 112 của luật hình sự Thái Lan cấm phỉ báng hoàng gia, trong đó quy định những ai "𓆉phỉ báng, lăng mạ hoặc đe dọa nhà vua, hoàng hậu, người thừa kế, hoặc các quan nhiếp chính" sẽ bị phạt tù với mức án từ 3 tới 15 năm. Khoảng 44 nhà lập pháp phe đối🐟 lập trước đó cùng ngày đã trình đề xuất sử đổi luật khi quân.
Người biểu tình hôm qua tập trung bên ngoài nhà tù Bangkok Remand ở quận Chatuchak, đập xoong nồi và hô vang "Hãy thả bạn bè của chúng tôi". Bốn thủ lĩnh biểu tình được kêu gọi trả tự do là Parit "Penguin" Chiwarak, Arnon Nampa, Somyos Prueksakasemsuk và Patiwat "Bank" Saraiyam. Họ bị cáo buộc vi phạm Điều 112 của Bộ luật Hình sự và tội gây rối theo Điều 116 s🐬au khi tham gia biểu tình tại khuôn viên Đại học Thammasat tháng 9 năm ngoái.
Người biểu tì𒊎nh sau đó giải tán một cách hòa bình, nhưng cam kết sẽ biểu tình trước nhà tù vào thứ 6 hàng tuần cho đến khi yêu cầu của họ được đáp ứng.
Phong trào biểu tình do thanh niên lãnh đạo năm ngoái ở Thái Lan đã phá vỡ cấm kỵ khi công khai kêu gọi cải cách chế độ quân chủ. Việc 4 thủ lĩnh biểu tình bị từ chối bảo lãnh càng khiến các nhà hoạt độ⭕ng phẫn nộ. Hôm 10/2, người biểu tình tiếp tục xuống đường, đánh dấu lần biểu tình đầu tiên trong năm 2021, sau khi các cu🍬ộc biểu tình bị gián đoạn bởi làn sóng Covid-19 mới từ cuối tháng 12.
Huyền Lê (Theo AFP, Nation)