"Đây không phải là một cuộc biểu tình thiế𒅌u sự dẫn dắt. Tất cả mọi người đều là lãnh đạo. Đây cũng không phải tình trạng vô chính phủ. Mọi người đều đã cân nhắc và sẽ làm những gì hợp lý", Tattep Ruangprapaikitseree, người đã bị bắt hai lần kể t𝓡ừ khi biểu tình ở Thái Lan bắt đầu, cho hay.
Tattep cùng hàng chục người khác hôm nay tập trung tại trung tâm thương mại Siam Paragon ở thủ đô 🔯Bangkok và giơ ba ngón tay, biểu tượng của phong trào dân chủ đang lan rộng khắp Thái Lan. Họ cáo buộc Thủ tướng Prayuth Chan-o-cha thao túng cuộc bầu cử năm ngoái để tiếp tục nắm quyền, yêu cầu ông từ chức, đồng thời đưa ra nhiều yêu sách khác như thay đổi hiওến pháp và cải cách chế độ quân chủ.
Chính phủ Thái Lan áp dụng các biện pháp khẩn cấp từ hôm 15/10, với sắc lệnh cấm tụ tập trên 4 người nhằm ngăn biểu tình. Tuy nhiên, động thái này càng thổi bùng tức giận, thúc đẩy hàng chục nghìn người xuống đường. Thủ tướng Prayuth cho biết quốc hội sẽ họp bất thường vào tuần sau, đồng thời khẳng đ🍸ịnh không từ chức.
Những người biểu tình từng tuyên bố sẽ có bất ngờ lớn vào hôm nay, nếu trước 18h chính phủ không đáp🦋 ứng yêu cầu trả tự do cho tất cả nhà hoạt động bị bắt và hủy sắc lệnh khẩn cấp. Tuy nhiên, không có diễn biến nào đáng chú ý sau khi thời hạn trôi qua.
Tòa án Hình sự Thái Lan hôm nay cho biết họ đã yêu cầu chặn một số nội dung của kênh Voice TV khỏi tất cả các kênh trực tuyến, theo yêu cầu của Bộ Kꦯinh tế Kỹ thuật số. Kênh tin tức này bị cáo buộc vi phạm Đạo luật Tội phạm Máy tính khi đưa những "thông tin sai lệch" về biểu tình. Chính quyền Thái Lan còn đang điều tra ba tổ chức truyền thông khác, bao gồm Prachatai, The Repꦰorters và The Standard.
Một phần Voice TV do gia đình của cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra và em gái Yingluck sở hữu. Đây là kênh tin tức đa nền tảng, hoạt động trên truyền hình vệ tinh, website, Facebook và YouTube. Thủ tư🔯ớng Prayuth hồi năm 2014 lật đổ chính quyền bà Yingluck trong cuộc đảo chính quân sự.
Ánh Ngọc (Theo Reuters)