"Tiểu Minh lại ngủ gục trong lớpꦡ học", thầy giáo Từ Long Quân đang ở nhà thì nhận được cuộc gọi từ giáo viên ký túc xá ,🥀 sáng 5/3.
Sau khi dặn dò đồng nghiệp trông nom giúp, thầy Từ gọi cho bà nội của Tiểu Minh thông báo rồi bắt xe đến trường. Mặc thêm áo kho♑ác và đi giày cho cậu học trò Tiểu Minh, thầy Từ cõng cậuꦚ bé từ tầng bốn xuống cổng trường để đưa về nhà.
Tới nơi, thầy đặt Tiểu Minh lên giường và dặn dò người bà khi nào cháu tỉnh thì thông báo để thầy quay lại đón tới trường. Suốt chặng đường dài đó, cậu học sinh 14 tuổi không 🔯tỉnh dậy một lúc nào.
Tiểu Minh mắc chứng ngủ rũ - căn bệnh rối l꧒oạn thần kinh khiến mất khả năng kiểm soát cơn buồn ngủ và có thể gục ꧂xuống bất cứ lúc nào. Đây là một căn bệnh rất hiếm gặp, chỉ xuất hiện ở 0,03% đến 0,16% dân số. Mọi độ tuổi đều có thể mắc phải, nhưng phổ biến nhất là ở thiếu niên, trong khoảng 10-25 tuổi.
Đâyꩵ không phải lần đầu thầy giáo Từ Long Quân đưa Tiểu Minh về nhà. Ngꦉười đàn ông dạy tại trường trung học Điệp Giang, thành phố Trùng Khánh đã làm việc này suốt hai năm qua.
Thầy🌜 Từ cho biết, Tiểu Minh là đứa trẻ đáng thương khi mẹ bỏ đi, sống với ông bà nội già yếu, nhiều năm nay ở tại ký túc xá của trường. Hai năm trước, trong tiết học của thầy, Tiểu Minh xuất hiện cơn buồn ngủ không thể kiểm soát nên gục xuống bàn. Lúc đó mọi người đã dùng nhiều biện pháp để đánh thức như véo tay chân, thậm chí tạt nước nhưng không thành. Ngay lập tức Tiểu Minh được đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Sau khi kiểm tra, bác sĩ thông báo, cậ🔴u bé mắc căn bệnh hiếm không thể chữa khỏꦕi mà chỉ có thể cải thiện bằng cách uống thuốc định kỳ.
"Tần suất ngủ mất kiểm soát của Tiểu Minh là hai, ba lần một tuần. So với năm ngoái, căn bệnh giờ đã giảm đi một chút", thầy Từ chia sẻ. Trong q𒀰uá trình ngủ, nếu bệnh nhân không tỉnh lại sẽ nguy hiểm tới tính𒁏 mạng, bởi vậy luôn cần người trông chừng.
Thương cảm cho hoàn cảnh, sợ học sinh sẽ gặp tai nạn hay ngạt thở khi buồn ngủ, mỗi lần Tiểu Minh phát bệnh, th✨ầy Từ đều đích thân đưa cậu về n👍hà để gia đình chăm sóc. Đến khi tỉnh lại, thầy sẽ đưa trở lại trường học.
Hai năm qua, không biết bao lần thầy Từ đã đưa Tiểu Minh về nhà rồi quay lại lớp như vậy, bất kể mưa nắng. Mỗi lần phải cõng cậu học trò nặng 40 kg xuống bốn tầng lầu, thầy ꦑđều di chuyển rất chậm vì sợ làm ngã cậu♏ bé.
"Đây là việc bình thường, bất kỳ giáo viên nào cũng sẽ làm điều này nếu gặp tình huống tương tự", thầy Tꦕừ 🦩nói và khẳng định giúp đỡ Tiểu Minh là một việc nên làm, bởi ông bà nội cậu bé sức khỏe đều kém. Người ông gần 70 tuổi vẫn đang làm việc kiếm tiền, bố mẹ chẳng ai ở bên.
Tiếp xúc nhiều với Tiểu Minh, thầy Từ phát h𝔍iện nếu tâm trạng không tốt hoặc khi ký túc xá quá ồn ào, cậu♛ dễ phát bệnh nên thường xuyên gặp gỡ học sinh để nói chuyện, an ủi cũng như động viên.
Có thầy Từ đồng hành, những cơn buồn ngủ không kiểm soát của Tiểu Minh giảm dần, từ hai b♐a lần một tuần xuống còn một, hai lần trong tháng. Người thầy dự định khi sức khỏe của học sinh tốt lên, sẽ rủ cậu chạy bộ và tập thể dục nhiều hơn, tuy nhiên vẫn hy vọng bác sĩ có thể chữa trị dứt điểm căn bệnh lạ.
Dịp Tết Nguyên đán 2024, qua lời gợi ý của thầy Từ, trường trung học Điệp Giang, thành phố Trùng Khánh đã tổ chức một sự kiện liên quan đến những đứa trẻ bị bỏ rơi, với♚ mong muốn giúp Tiểu Minh tìm lại mẹ, nhưng không có kết quả. Bởi vậy, thầy Từ luôn động viên cậu bé, cần học tập chăm chỉ để thay đổi vận mệnh cũng như có thêm nhiều cơ hội tìm lại mẹ - người đã bặt tin hơn 10 năm.
Còn với ông bà của Tiểu Minh, thầy Từ không chỉ là ân nhân, mà như nꦯgười thân trong gia đình.
"Nhờ🧸 thầy mà cháu tôi vẫn tiếp tục tới trường và nuôi hy vọng được lêꦯn đại học", bà nội Tiểu Minh nói.
Trang Vy (Theo gmw.cn)