Nhiều độc giả VnExpress ủng hộ quan điểm cọi trọng con đường học vấn sau khi đọc bài viết "Vợ chồng 'đói nhất làng' nuôi 10 con thành tài":
Bỏ học là không cố gắng chứ không phải không có tiền. Giàu hܫọc theo kiểu giàu, nghèo học theo kiểu nghèo. Ở dưới quê giờ vẫn đầy những gia đình không cần có những chi phí như sách vở, đưa rước, quà cáp n🥂hưng con cái vẫn được thầy cô thương yêu dạy học.
Phải nể ông bà cách giáo dục con cái. Và nể cái tư tưởng tiến bộ, ở một đất nước vừa thoát chiến tranh lại đói ăn mà vẫn ưu tiên cho việc học bằng đượ💞c (t♒hời xưa đỗ đại học là rất hiếm). Nể cái việc cố làm giáo viên dù lương thấp vì biết đó là môi trường tiến bộ. Một người cha biết định hướng con cái như vậy thì thành công là điều không ngạc nhiên chút nào.
Tôi rất buồn vì thời khó khăn thì nhiều tấm gương vậy, thời nay no đủ lại rất nh꧙iều người khi ngồi nói chuyện câu mở đầu rằng học rồi không xin được việc, rồi người này người kia không học vẫn giàu....". Nhiều người thì đổ hoàn cảnh, nhưng có cái hoàn cảnh khó khăn nào bằng việc thiếu ăn? Bây giờ có khó khăn thì chắc chắn các em đều được học, học phí thì Nhà nước miễn giai đoạn đầu, sách vở thì cho tặng rất nhiều. Chẳng thiếu gì chỉ thiếu nghị lực.
Đi lên bằng quan hệ không phải là con đ🤪ường duy nhất và tốt nhất. Bởi đã không tốt thì việc bị sờ đến chỉ là thời gian. Lên bằng quan hệ thì xuống chính bằng quan hệ (tôi quen ông A, ông A về hưu thì ông B lên, người quen ông B lên và tôi xuống). Nhiều người cứ lấy ví dụ trong hành chính nhưng thực tế số cán bộ công chức hành chính rất nhỏ so với lao động tư nhân.
Bản chất là vì lười và thiếu nghị lực cố gắng, thay vì thức đêm học hành thì họ muốn đi ngủ và vẫn giàu nên mới phải noi theo gương xấu. Còn bất cứ người nào từng khó khăn rồi thành công thì sẽ thấy đánh đổi và chăm chỉ là điều hiển nhiên, họ sẽ thấy khô⛦ng có gì phải so sánh cả.
Bên ngoại tôi cũng vậy, nhà 8 người con được ông bà ngoại cho đi học đầy đủ, dù thời đó nghèo đói. Bà kể người làng xỉa xói, móc mỉa vì c🍌huyện cho con đi học. Nhưng cuối cùng nhà ngoại lại khấm khá, thành đạt nhất làng.
Mình quê Nam Định, xóm mình cũng có một gia đìnꦏh nghèo nhất xã, nhà tranh vách đất. Có 8 người con m♕à ai cũng ăn học thành tài toàn giáo viên, bác sĩ, kỹ sư. Giờ thấy gia đình ông bà thật sự rất khâm phục.
Nghe kể đúng như ông bà tôi, tuy các chú bác tôi không có ai tiến sĩ như nhà này, nhưng tất cả đều học xong đại học. Thỉnh thoảng lại nghe kể về việc tối mịt b꧙à nội mang thúng đi vay gạo (vì ban ngày xấu hổ), bị các ông bà gần nhà cười chê là đú đởn, cho con đi mò cua bắt ốc cho no bụng, học được gì. Giờ nhà ông bà khá nhất làng, con cái hiếu thảo, không giàu có nhưng đều đủ ăn đủ mặc, tử tế đàng hoàng.
Gia đình tôi cũng vậy, với số anh chị em mà thầ💝y mẹ tôi sinh ra chỉ bằng 1/2, nhưng các cụ đã nuôi dạy 5 anh em tôi đều tốt nghiệp đại học. Có 1 tiến sỹ, 1 PGS, 1 thạc sỹ, 2 kỹ sư. Hoàn cảnh cùng giống như thế. Khó khăn bội phần... Ôi một thời để n🎃hớ.
Cha mẹ tôi cũng khổ nhất làng để nuôi anh em tôi ăn học khi quê tôi coi trọng những đứa trẻ biết lao động sớm để giúp cha mẹ hơn mất đứa mọt sách. Giờ anh em tôi cũng thoát ly ra xã hội kiếm tiền, chưa giàu có, chưa mua được nhà nhưng chúng tôi lo cho cha mẹ ở quê không thiếu♏ thứ gì và sướng nhất làng, không phải lao động. Những người cùng tuổi cha mẹ tôi khi xưa chê cười giờ lại ngưỡng mộ và ước ao đc như cha mẹ tôi. Chúng tôi không đợi giàu mới báo hiếu vì mâm cỗ trên ban thờ chính là sự nuối tiếc lớn nhất đời người làm con.
Trong câu chuyện này cũng có hình bóng của bố mẹ tôi - đã tần tảo nuôi 9 người con khôn lớn, nhất là mẹ tôi. Bố ốm mất sức lao động, còn mình mẹ chạy ăn từng bữa nuôi anh em tôi ăn học tuy không được học cao nhung cũng thấy bố mẹ thậ🤪t là tuyệt vời so vời thời bây𒆙 giờ, nhiều gia đình giàu có nhưng còn cái thì lại không thấy tương lai.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.