Trường hợp này được báo cáo trên tạp chí Annals of Internal Medicine ngày 15/11. Các nhà khoa học gọi người phụ nữ là "bệnh nhân Esperanza" - theo tên thị trấn nơi cô sinh sống.🃏 Bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm HIV lần đầu vào năm 2013, sau đó tự khỏi mà không cần điều trị.
"Tôi thấy vui vì mình đã khỏe mạnh. Tôiᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ không cần ♉dùng thuốc và sống như bình thường. Đây là một đặc ân", bệnh nhân Esperanza chia sẻ.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu ADN của "bệnh nhân Esperanza" từ năm 2017 để lần dấu vết của 🧔virus. Sau khi phân tích 1,2 tỷ tế bào, họ không tìm thấy bất cứ dấu hiệu nào của virus HIV. Họ cũng kiểm tra 500 triệu tế bào mô nhau thai sau khi người phụ nữ này sinh một em bé âm tính HIV vào tháng 3/2020. Kết quả cho thấy virus trong cơ thể bệnh nhân Esperanza bị "giam giữ" tại một vùng gene, nơi chúng không thể tự nhân lên.
Các chuyên gia tin rằng phát hiện này mang lại hy vọng cho khoảng 38 triệu người đang sống chung với HIV trên toàn cầu, mở rộng tiềm năng chữaꦕ khỏi hoàn toàn loại virus này. Tiến sĩ Xu Yu, chuyên gia tại Viện Ragon ở Boston, cho biết: "Đây thực sự là điều kỳ diệu từ hệ miễn dịch của con người".
"Bước tiꦡếp theo là tìm ra cơ chế của nó. Vì sao điều này xảy ra. Làm thế nào chúng ta biến nó thành phương pháp điều trị cho mọi người", tiến sĩ Steven Deeks, nhà nghiên cứu về HIV tại Đại học California, San Francisco, nói thêm.
Người đầu tiên trên thế giới tự khỏi HIV là Loreen Willenberg, một phụ nữ 66 tuổi, nhiễm virus năm 1992. Trường hợp này được báo cáo trên Tạp chí Nature vào tháng 8 năm ng𒊎oái.
Theo tiến sĩ Yu, cơ chế tự khỏi HIV của "bệnh nhân Esperanza" cũng giống với bà Willenberg. Các nhà khoa học sử dụng thuật ngữ "điều trị khỏi c𒁃hức năng" (functional cure), tức là người bệnh hồi phục một cách🧸 tự nhiên, để mô tả hiện tượng này.
Đến nay, thế giới chỉ ghi nhận 4 người hoàn toàn khỏi HIV. Trong đó, hai bệnh nhân từ Đức và 🔴Anh được chữa bệnh bằng phương pháp cấy ghép tủy xương và tế bào gốc. Một số chuyên gia cho rằng mặc dù kết quả hứa hẹn, nó không đại diện cho một liệu pháp 🎶chữa trị tiềm năng với mọi bệnh nhân. Ca cấy ghép tủy xương và tế bào gốc phức tạp, nguy hiểm và tốn rất nhiều chi phí, cũng như phải tìm được người hiến phù hợp.
Thục Linh (Theo NBC)