"Bằng cách liên tục và thường xuyên lấy mẫu từ những người tiếp xúc gần với ca nhiễm nCoV, chúng tôi nhận thấy những người đã tiêm chủng vẫn có thể nhiễm và truyền virus trong hộ gia đình, sang cả các thành viên đã tiêm chủng khác", tiến sĩ Anika Singanayagam, một trong những người phụ trách nghiên cứu của Đại học Hoàng gia London, một trong những đạ♎i học danh giá và lâu đời nhất tại Anh, cho biết hôm 28/10.
Nghiên cứu đ𒁃ược💞 tiến hành với 621 người tham gia. Trong số 205 người tiếp xúc gần với ca nhiễm biến chủng Delta, 38% số người chưa tiêm nhiễm nCoV, trong khi tỷ lệ này ở những người đã tiêm là 25%.
Những người đã tiêm chủng sạch virus nhanh hơn sau khi nhiễm, nhưng tải lượng virus ở giai đoạn đỉnh điểm v👍ẫn tương tự người chưa tiêm chủng.
"Những phát hiện của chúng tôi đóng vai trò quan trọng trong việc lý giải nguyên nhân biến chủng Delta tiếp tục gây ra số ca nCoV cao trên toàn thếꦺ giới, ngay cả các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao", Singanayagam nói thêm.
Những thành viên gia đình đã tiêm vaccine vẫn dương tính với nCoV nhìn chung được tiêm một☂ thời gian trước những người âm t♛ính. Các nhà khoa học cho biết đây là bằng chứng cho thấy khả năng miễn dịch suy giảm theo thời gian và ủng hộ tiêm mũi tăng cường.
Neil Ferguson, nhà dịch tễ học tại 💞Đại học Hoàng gia Lon𓆏don, đánh giá khả năng lây nhiễm của chủng Delta đồng nghĩa với việc Anh không thể đạt miễn dịch cộng đồng trong thời gian dài.
"Nếu đợt bùng phát hiện nay đạt đỉnh rồi suy giảm dần, t🌞heo định nghĩa thì chúng tôi đã đạt được trạng thái miễn dịch cộng đồng ở khía cạnh nào đó, nhưng điều này sẽ không tồn tại lâu dài. Khả năng miễn dịch giảm dần theo thời gian, nên bạn vẫn bị nhiễm virus. Đây là lý do mũi tiêm tăng cường rất quan trọng", ông giải thích.
Các nhà khoa học nhấn mạnh kết quả nghiên cứu không làm thay đổi quan điểm rằng tiêm chủng là cách tốt nhất để giảm nguy cơ trở nặng khi nhiễm nCoV. Ngoài vaccine, giới chuyên gia cho biết công chúng cũng phải biết tự điều chỉnh hàn🐬h vi trong bối cảnh số ca nhiễm gia tăng.
Nghiên cứu của Cơ quan Y tế Công cộng Anh (PHE), được thự꧂c hiện từ 12/4 đến 4/6, cho thấy vaccine AstraZeneca đạt hiệu quả 92% ngăn nguy cơ nhập viện khi nhiễm biến chủng Delta đối với người đã tiêm đủ hai mũi. Các chuyên gia của hãng dược Mỹ Pfizer và Kaiser Permanente hôm 4/10 cũng công bố nghiên cứu cho thấy vaccine của hãng này có khả năng ngăn nguy cơ nhập viện và tử vong ở mức 90% trong ít nhất 6 tháng, kể cả với chủng Delta.
Ánh Ngọc (Theo Reuters)