Nhiều tiểu thương cho biết giá cả sẽ tăng trong thời gian tới. Ảnh: Anh Quân |
Sáng 29/3, cả tiểu thương lẫn khách mua hàng khắp nhiều chợ tại Hà Nội đều xôn xao bàn luận chuyện giá xăng tăng. Chị Thanh (tập thể Bản đồ, Thái Thịnh, Hà Nội) vẫn tiếc rẻ: "Cứ an tâm chưa tăng khi kinh tế đang khó khăn nên hầu như chẳng nghĩ lại lên cao thế. Biết vậy hôm qua đổ đầy bình cho đỡ tiếc". Một xe máy khi đổ đầy bình cũng chỉ tiết kiệm được khoảng 5.000 - 7.000 đồng nhưng tâm lý chung của mọi người vẫn là "tiết kiệm được đồng nào hay đồng ấy trong thời buổi khó khăn".
Trong khi đó, các tiểu thương lại phản ứng theo cách khác. "Mỗi lần giảm thì chỉ vài trăm đồng mà khi tăng lại đùng một cái gần 2.000 đồng như vậy khiến người dân không kịp trở tay", chị Thủy, chủ cửa hàng tạp hóa tại phố Vĩnh Hồ cho biết.
Theo ghi nhận tại các chợ, giá thực phẩm chưa kịp biến động sau khi giá xăng bất ngờ tăng lên 24.550 đồng một lít. Tuy nhiên, nhiều tiểu thương rục rịch thông báo khách giá cả sẽ tăng. Chủ một quầy hàng bán thịt lợn tại chợ Vĩnh Hồ (Đống Đa, Hà Nội) nói: "Xăng tăng giá thì kiểu gì các mặt hàng cũng tăng theo. Chưa gì mấy bác ở lò mổ đã dọa sẽ tăng nên chúng tôi chưa biết giữ được đến bao giờ". Tiểu thương này còn quả quyết: "Cứ chờ xem, mấy lần giá xăng tăng đều như vậy cả".
Tại các chợ hiện nay có không ít người kinh doanh đến từ những vùng ven đô Hà Nội và hằng ngày vẫn chuyển hàng từ các khu vực ngoại thành vào chợ nội đô từ sáng sớm. Xăng tănꦛg có thể là nguyên nhân khiến các tiểu thương tăng giá cả. Vợ chồng anh Lương (quê ở huyện Ứng Hòa) bán rau tại chợ Vĩnh Hồ cho biết giá xăng khiến chi phí đi lại của hai vợ chồng ngày một cao hơn. Anh Lương than thở: "Ngày nào hai vợ chồng cũng chở nhau từ quê ra chợ, cả đi lẫn về cũng gần 40 km".
Một số người dân cho biết đã "thuộc bài" lên xuống của giá xăng nên không tỏ ra quá bất ngờ. Ảnh: Anh Quân |
Chủ đề này cũng được nhiều người bàn tán trên các diễn đàn và mạng xã hội. Phần đông tỏ ra bất ngờ và không hài lòng với sự điều chỉnh mới này. "Trong khi giá xăng thế giới đang giảm xuống, nghe tin điều chỉnh tưởng thế nào, hóa ra lại tăng cao vọt lên", thành viên peevethuy chia sẻ trên Facebook.
Một số lại tỏ ra bất cần khi buông những status kiểu "xăng tăng không lý do, quá quen rồi". Theo tí♋nh toán của họ, xăng tăng 1.400 đồng mỗi lít,🐼 một tháng đi xe máy tối đa cũng chỉ tăng thêm vài chục nghìn đồng. "Giảm mỗi lần được vài trăm, rồi lại tăng vài bận liên tiếp với giá gấp đôi, gấp ba, tôi 'thuộc bài' rồi. Dù có tăng lên 30.000 hay 50.000 đồng, kêu thì vẫn kêu, còn dùng thì vẫn phải dùng, đâu thể vì thế mà cất xe", anh Tuấn Anh, một nhân viên văn phòng ngao ngán nói.
Không chỉ ai đi xe máy, ôtô mới "méo mặt" vì tin mới, những người chọn xe đạp làm phương tiện di chuyển cũng chung suy nghĩ về giá cả. "Vấn đề đáng lo là giá hàng loạt dịch vụ, sản phẩm khác tăng", nickname quangthuan83 giãi bày. Nhận định này đã nhận được khá nhiều sự đồng tình từ các thành viên khác. Đồng quan điểm, MeBop12 cũng cho rằng tiền đổ xăng tăng khôn꧅g nhiều, nhưng thực phẩm sẽ bám vào lý do này để🍒 "leo thang" hay như một thành viên diễn đàn dành cho cha mẹ nói: "Tiếp theo mọi thứ đồng loạt tăng, từ thực phẩm, vé xe, taxi, xe ôm đến bún phở..."
Các shipper (ngư♎ời làm nghề vận chuyển hàng) tỏ ra ngao ngán với thông tin điều chỉnh giá mới. Nhiều chủ shop hàng trực t♓uyến cũng cho biết đang lên kế hoạch tăng phí giao hàng vì "khó giữa nổi hoạt động nếu miễn phí vận chuyển trong hoàn cảnh này", một người buôn phụ kiện điện thoại chia sẻ. Chị Thúy (Ba Đình, Hà Nội) kinh doanh các loại thảo dược chia sẻ: "Khổ thế, mình đi ship cho khách chủ yếu miễn phí, không thì cũng chỉ 10.000 đồng, giờ tăng giá xăng không biết lời lãi sao". Có người đã dự định chuyển sang sử dụng xe đạp đi giao hàng cho tiết kiệm.
"Cái nghề suốt ngày chạy ngoài đường đã vất vả rồi, giờ phải thêm chi phí, chẳng biết chủ hàng có tăng thêm lương ha༒y hỗ trợ gì cho mình không. Tôi ngại hỏi vì biết họ cũng có cái khó riêng chứ chẳng hơn gì mình", một shipper cho biết.
Từ 20h ngày 28/3, xăng RON A92 điều chỉnh tăng từ 23.150 đồng lên tối đa 24.580 đồng một lít, phá kỷ lục 23.800 đồng lập hồi tháng 4/2012. Dầu diesel tăng 362 đồng, lên 21.912 đồng. Dầu hỏa và mazút tăng lần lượt 480 đồng và 807 đồng một lít, kg. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 11/2012, giá bán lẻ xăng dầu trong nước được điều chỉnh, dù đã nhiều lần "nhấp nhổm" do tác động của giá thế giới. Để bình ổn xăng dầu trong giai đoạn cuối 2012 - đầu 2013, cơ quan quản lý cho biết đã nhiều lần thực hiện các biện pháp như tăng trích quỹ bình ổn giá, giảm thuế, yêu cầu doanh nghiệp chưa tính lợi nhuận định mức… Đỉnh điểm là ngày 26/2 khi giá bán lẻ xăng dầu lẽ ra phải tăng 1.000 - 2.300 đồng. |
Thanh Lan - Anh Quân