Ở cơ quan tôi có vài ba cô cậu kiểu có "lương tháng nào, xào hết tháng nấy" như thế. Lương tầm 10 - 15 triệu thôi nhưng trên tay lúc nào cũng là iPhone đời mới. Buổi trưa thì đặt trà sữa 50-60 nghìn một ly rồi buổi chiều khoe ảnh chụp tro💧ng phòng tập gym sang chảnh. Phí tập mộ💯t năm bèo lắm cũng 7-8 triệu đồng, trội hơn thì ngoài chục triệu.
Điều đáng nói là mấy cô cậu này m꧂ua điện thoại, đồ đắt tiền bằng trả góp 0% qua thẻ tín dụng và coi đó là một thành quả khá khôn ngoan khi෴ biết dùng "đòn bẩy" tài chính". Tôi khuyên họ tiết kiệm thì họ bảo sống nay chết mai, khối người trẻ bị ung thư mất trước 30 tuổi nên cố gắng tận hưởng, đời người chỉ sống có một lần.
Rồi cũng chính hᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚọ, ngay bây giờ đi hỏi kế toán xem năm nay thưởng Tết được bao nhiêu để lên kế hoạch tất toán tiền vay. Cũng chính họ muốn mua tivi cho ba mẹ ở quê cũng không dám vì tiền chưa về.
>> Không dùng nhà, 💎ôtô làm thước đo thành côn๊g tuổi 30
Tôi đã ngoài 40 tuổi nhưng chưa thấy ai giàu mà không tiết kiệm cả. Trừ top 10 người🐬 giàu nhất sàn chứng khoán thì tôi không biết họ có sống tiết kiệm hay không, nhưng tôi tin chắc rằng để lên được vị trí đó thì họ nhờ nền tảng tiết kiệm mà thôi.
Sống cho hiện tại là một khái niệm có dáng dấp của thiền học. Đại ꧂khá🌞i là nên tận hưởng và quý trọng từng phút giây trôi qua trong đời, gác bỏ quá khứ và đừng lo lắng nhiều cho tương lai. Thế nhưng tôi thấy nhiều bạn trẻ đang dùng ý niệm này để biện minh cho thói lãng phí, không chịu tiết kiệm cho cuộc sống về sau bằng cái cớ "chỉ sống một lần trong đời".
Dĩ nhiên, ai cũng chỉ sống một lần trong đời, điều này là không thay đổi được. Nhưng cách sống thì có nhiều cách và có thể thay൩ đổi được. Đâu thể nói rằng vì sợ bỏ lỡ thú vui đi chơi, niềm vui có điện thoại xịn, chuộng lối sống bóng bẩy mà quên đi tương lai của mình?
>> Những người tuổi 30 tay trắng
Năm 2021 sắp tới, với tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp trên thế gꦉiới thì kinh tế sẽ còn nhiều khó khăn. Nhiều người ngay trong năm 2020 cũng rơi vào cảnh điêu đứng, túng quẫn vì thất nghiệp trong khi tiền tiết kiệm không sống nổi ba tháng, thậm chí chẳng có đ🔴ồng tiết kiệm nào.
Tay cầm iPhone đời mới, mặc áo hàng hiệu, đi giày cả triệu nhưng đ♔ằng sau đó là tiền trả góp, tiền vay mượn, lương hàng tháng về🍌 tới là bung ra trả thì thật quá thiếu trách nhiệm với chính bản thân của 10, 20 năm tới. Nếu họ sống vậy cả đời thì tôi cũng chẳng góp ý làm gì nếu họ không muốn sinh con, không muốn lập gia đình.
Lê Đăng Hưng
>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.