Mun Chol-myong được chuyển giao cho Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) tại Washington hôm 20/3, theo các tài liệu mà hãng thông tấn AP tiếp cận được. Ông này bị dẫn độ tới Mỹ sau khi tòa án Malaysia bác bỏ cáo buộc cꦯho rằng cáo trạng nhắm vào ông mang động cơ chính trị.
Mun, một doanh nhân Triều Tiên ngoài 50 tuổi sống tại Malaysia trong 10 năm qua, bị cáo buộc rửa tiền thông qua các công ty bình phong, làm giả giấy 🔴tờ cho các tàu chở hàng bất hợp pháp và cung cấp xa𓃲 xỉ phẩm từ Singapore đến Triều Tiên, vi phạm lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc. Mun phủ nhận toàn bộ cáo buộc.
Một thẩm phán liên bang ở Washingto🦩n phát lệnh bắt Mun vào tháng 5/2019. Mun bị bắt ở Malaysia cùng tháng đóꦰ.
Chính phủ Malaysia được cho là đã đồng ý dẫn độ Mun, nhưng ông phản đối vì lo sợ k💝hông được xét xử công bằng ở Mỹ. Các luật sư của Mun cho rằng nỗ lực dẫn độ này mang "động cơ chính trị" và nhằm♏ tăng áp lực lên chương trình tên lửa, hạt nhân Triều Tiên.
Tuy nhiên, Tòa án Tối cao Malaysia hôm 9/3 bác các lập luận của Mun và cho phép dẫn độ ông này sang Mỹ. 10 ngày sau, Triều Tiên thông báo cắt quan hệ ngoại giao với Malaysia, gọi hành động của Malaꦆysia là "tội ác không thể tha thứ" được thực hiện "một cách mù quáng" trước áp lực từ Mỹ.
Malaysia là một trong số ít đồng minh của Triều Tiên nhưng quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng sau vụ người có tên trên hộ chiếu là Kim Chol bị sát hại tại♛ sân bay Kuala Lumpur hồi nă♛m 2017. Sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố cắt quan hệ ngoại giao, đại sứ quán Triều Tiên ở Kuala Lumpur hạ cờ, tháo bảng hiệu và khóa cổng hôm 21/3. Các nhà ngoại giao Triều Tiên cũng đã rời khỏi cơ sở này.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki tuần trước cho biết các quan chức Washington đã liên hệ với Triều Tiên thông qua "một số kênh", nhưng không nhận được bất kỳ phản hồi nào. Kim Yo-jong, em gái lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, cảnh báo chính quyền Tổng thống Joe Biden "tránh gây rắc rối ngay từ đầu" nếꦿu muốn "ngủ ngon trong 4 năm tꦚới".
Huyền Lê (Theo Hill)