Trên Weibo, mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc, các chủ đề liên quan đến WeChat và TikTok đều thu hút𝕴 hàng trăm triệu lượt đọc với hàng chục nghìn lượt thảo luận.
Trước đây lệnh cấm của Tổng thống Trump với hai ứng dụng này khiến người Trung Quốc nổi giận. Họ đòi tẩy chay hàng Mỹ. Một tháng trước, 95% người được khảo sát trên QQ nói họ sẽ bỏ iPhone, chọn WeChat nếu lệnh cấm của Trump thành hiện thực. Tuy nhiên, khi Mỹ chính thức ban hành lệnh cấm, mạng xã hội Trung Quốc không còn đoàn kết như trước, nhiều cuộc tranh cãi đã nổ ra. Trong khi nhiều người vẫn giữ quan điểm sẽ "ăn miếng trả miếng" bằng cách tẩy chay iPhone và hàng Mỹ, không ܫít ng꧙ười đã cho rằng động thái này là "hòa" và chẳng có gì phải tức giận.
"Trong nhiều năm, Bắc Kinh đã xây bức 'Vạn Lý Trường Thành' với Facebook, Google và nhiều ứng dụn🌠g khác. Người Mỹ ở Trung Quốc cũng không thể dùng Instagram hay Snapchat. Chính Trung Quốc đã khơi mào cho những cấm vận này chứ không phải Trump", người dùng có nickname Qiao bình luận.
Những 🌜người chung quan đi♋ểm cho rằng doanh nhân, du khách đến Trung Quốc đã gặp không ít khó khăn khi chính quyền cấm các ứng dụng phổ biến toàn cầu. Nếu muốn chính quyền Trump gỡ bỏ cấm vận với TikTok, WeChat, Bắc Kinh cũng nên "mở cửa" cho Facebook, Google. Các ý kiến này được nhiều người ủng hộ, nhưng cũng gặp không ít chỉ trích từ nhóm bảo thủ.
Nhóm th👍ứ ba không đồng ý với việc Trump cấm WeChat, TikTok, nhưng cũng không gay gắt "tẩy chay" hàng Mỹ. Họ cho rằng mọi chuyện phức tạpღ hơn việc cấm vận qua lại giữa hai nước.
Tài khoản Yi Xian viết: "Thật buồn cười khi Trump nói rằng một ứng dụng có rất ít người Mỹ dùng như WeChat có thể đe doạ an ninh quốc gia. Nói thế chẳng khác gì thừa nhận năng lực của Mỹ quá yếu". Theo Yi Xian, TikTok, WeChat hay 𒉰iPhone và những thương hiệu khác đang bị người Trung Quốc kêu gọi tẩy chay chỉ là nạn nhân của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.
"Tôi vẫn dùng iPhone nếu nóꩵ tốt và sẽ tìm cách khác để dùng WeChat. Có thể tôi sẽ dùng hai smartphone. Chẳng có gì phải gay gắt vì dù sao Apple hay ByteDance đều không muốn bị cấm vận hay tẩy chay", người dùng tên Huairen nói.
Một nhóm người khác th🅘ì ủng hộ việc WeChat, TikTok kiện lại chính quyền Trump. Họ cho rằng nếu im lặng chịu trận, sẽ có thêm nhiều ứng dụng Trung Quốc khác bị "bắt nạt" khi vươn mình r▨a quốc tế. Việc kiện lại chính phủ Mỹ không chỉ kéo dài thời gian đến kỳ bầu cử Tổng thống, nhằm tìm kiếm cơ hội mới, mà còn cho thấy quyết tâm của Trung Quốc trong cuộc đua về công nghệ với Mỹ.
Lệnh cấm WeChat, TikTok được chính phủ Mỹ ban hành từ ngày 18/6, viện lý do về an ninh quốc gia. S🥂au ngày 20/9, người dùng smartphone tại Mỹ sẽ không được tải hoặc cập nhật hai ứng dụng này. Tuy nhiên, một ngày trước hạn chót, Tổng thống Trump đã đồng ý gia hạn cho TikTok thêm một tuần trước khi bị Google và Apple xoá khỏi cửa hàng. WeChat cũng không bị cấm ở Mỹ do Toà sơ thẩm Bắc California đã chấp nhận đơn kiện của người dùng, buộc chính phủ Mỹ phải kháng án và chờ phán quyết của tòa phúc thẩm nếu muốn tiếp tục thi hành lệnh cấm.
Kim Cương