5 năm tới, tăng trưởng dân số ở Trung Quốc sẽ ở mức 0, gây áp lực cho kế hoạch phát triển kinꦑh tế của chính phủ. 14,65 triệu em bé được sinh ra tại T𒉰rung Quốc vào năm 2019, mức thấp nhất kể từ năm 1961. Dù số trẻ em sinh ra trong năm 2020 ở mức thấp nhất trong những thập kỷ gần đây, nhưng có thể vẫn cao hơn những năm sắp tới.
Theo cá🅺c chuyên gia mức sinh đang🍨 giảm dần ở Trung Quốc và sẽ tụt dốc hơn nữa trong tương lai, trừ khi có những thành tựu đột phá giúp đảo ngược xu hướng này.
Số liệu dân số toàn quốc chꦫo năm 2020 chưa được công bố cho đến tháng 4/2021. Tuy nhiên, trong tháng 1, một số tỉnh thành phố đã báo cáo thống kê dân số riêng. Trong đó, vài nơi ghi nhận mức sinh giảm hơn 30% từ 𝔉năm 2019 đến 2020.
Tại thành phố Quảng Châu, trung tâm hành chính của Quảng Đông, số trẻ sơ sinh đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần một thập kỷ. Khoảng 195.500 em bé được sinh ra ở Quảng Châu, giảm khoảng 17% so với năm 2019 và 33% so với năm 2🌳017. Xu hướng này ở thành phố phản ánh tình hình chung của toàn tỉnh. Quảng Đông ghi nhận 1,43 triệu trẻ sơ sinh - mức cao nhất cả nước trong năm 2019. Tại khu tự trị Ninh Hạ, số trẻ sơ sinh năm 2020 là hơn 80.000, giảm 16% so với năm 2019. Thành phố Ngân Xuyên tại khu vực này đón khoảng 24.400 em bé, giảm 11,9% so với năm 2019.
Ở miền đông Trung Quốc, một số thành phố phát triển với dòng người di cư lớn đều có số trẻ sơ sinh giảm mạnh trong năm 2020. Hợp Phì, thủ phủ tỉnh An Huy, báo cáo 79.300 trẻ sơ sinh, giảm 23% so với năm 2019. Trong khi đó, các thành phố Ôn Châu và Thai Châu thuộc tỉnh Chiết Giang - một𒆙 trong những nơi giàu có nhất Trung Quốc - chứng kiến sự tụt giảm 19% năm 2019 và 33% năm 2020.
"Mặc dù không thể đưa ra kết luận cho toàn quốc dựa trên mức sinh giảm ở một số khu vực, chúng tôi tin rằng mức sinh trên cả nước cũng giảm đáng kể vào năm 2020 so với năm 2019, do số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đang giảm dần và cá𒆙c yếu tố khác", theo Huang Wenzhen, nhà nghiên cứu cấp cao từ Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa, một tổ chức tư vấn được chính phủ hậu thuẫn.
Trong vòng 5 năm tới, khi mức tăng trưởng dân số Trung Quốc bằng 0, khoảng cách giữa mức sinh và mức chết hàng năm sẽ giảm xuống chỉ còn 1 triệu người, trong khi tổng số dân sẽ vẫn trên 1,4 tỷ, theo Trung tâm nghiên cứu Dân số và Phát triển Trung Quốc. Ước tính, Ấn Độ có t🎃hể vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới vào năm 2027.
Trung Quốc không phải là quốc gia Đông Á duy nhất có mức sinh giảm và dân số già hóa. Năm 2020, dân số Hàn Quốc lần đầu tiên tụt giảm. Dân số Nga cũng giảm 500.000 người vào năm 2020, mức lớn nhất trong 15 năm. Dân số già nhanh chóng gây áp lực lên các chính phủ ở châu Á, kéo theo lo ngại tăng trưởng g📖iảm sút, nguồn cung lao động thu hẹp và gánh nặng chăm sócඣ người cao tuổi tăng lên.
Không những vậy, lao động trẻ ít đi, số người già gia tăng với xu hướng dành dụm tiền bạc cho nghỉ hưu sẽ gây 🧜áp lực lớn cho tài chính công. Về lý thuyết, các quốc gia có thể hạn chế tác động xấu bằng cách cải thiện năng suất lao động và đầu tư vốn, nhưng các nhà kinh tế từ ngân hàng Pháp Natixis 🔥cho rằng việc này rất khó khăn, như chống lại trọng lực vậy. Theo họ, một nền kinh tế càng được chuẩn bị kỹ lưỡng khi vẫn còn "trẻ" thì càng có nhiều lợi thế khi "già" đi.
Do tổng sản phẩm tạo ra thấp hơn, mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân đầu người hoặc mức sống sẽ khó đạt được hơn. Một số nền kinh tế châu Á, chẳng hạn như Trung Quốc và Thái Lan, vẫn sẽ ở trong bẫy thu nhập trung bình khi dân số già🎐 đi nhanh chóng.
Mai Dung (Theo SCMP)