Hình ảnh các nàng dâu vừa rửa chân vừa nói chuyện với mẹ chồng tại một sự kiện công khai hồi tuần trước ở tỉnh Hà Bắc, miền bắc Trung Quốc, được truyền hình địa phương Hình Đài đưa tin với tiêu đề "Tôi rửa chânꦓ cho mẹ chồng, chúng tôi là gia đình h🦩òa thuận".
Bí thư đảng ủy tỉnh Hà Bắc cho biết sự kiện này là một dịp để dạy trẻ nh🧔ỏ trong xã hội hiện đại biết ơn cha mẹ và người thân lớn tuổi, từ đó đề cao đức tính hiếu thảo lâu đời của ✤Trung Quốc.
Sự kiện con dâu rửa chân cho mẹ chồng ở Hà Bắc chỉ là một trong nhiều sự kiện tương tự được tổ chức khắp Trung Quốc trong những thập kỷ🦋 gần đây. Tất cả đều chung mục tiêu là đề cao sự kính trọng với các thế hệ đi trước.
Tại trường học ở Trung Quốc, yêu cầ𓆉u học sinh rửa chân cho bố mẹ hoặc ông bà vẫn là một bài tập về nhà phổ biến trong các tiết học giáo dục công dân.
Các chuyên gia nhận định lòng hiếu thảo đã được quan tâm trở lại những năm gần đây ở Trung Quốc, chủ yếu ꩵđược thúc đẩy bởi giới chức, những người lo ngại rằng tꦆhế kỷ 21 đã làm suy yếu mối quan hệ gia đình trong bối cảnh dân số ngày càng già đi.
"Những buổi lễ rửa chân cùng cá⛄c sự kiện khác để thể hiện lòng hiếu thảo thường xuyên diễn ra không có nghĩa là mọi người ngày nay biết ơn thế hệ trước nhiều hơn. Ngược lại, chú♌ng cho thấy nỗi lo của xã hội về việc người già đang bị thờ ơ khi ngày càng có nhiều người trẻ chọn sống xa nhà", giáo sư Trương Nghĩa Vũ tại khoa Trung Quốc, Đại học Bắc Kinh, chia sẻ.
Giáo sư Trương cho biết thêm theo y học cổ truyền Trung ♌Quốc, ngâm chân tron🐎g nước ấm được coi là tốt cho sức khỏe, nên các hoạt động rửa chân cho người lớn như vậy được xem là một cách để thể hiện tình yêu thương và sự quan tâm.
Tuy nhiên, đối với n♏hững người trẻ Trung Quốc theo đuổi các giá trị như chủ nghĩa cá nhân và sự bình đẳng, các phong tục thể hiện lòng hiếu thảo như rửa chân và quỳ lạy đã trở thành điều "không chấp nhận được"🎶.
"Tôi rất ghét việc bị thầy cô yêu cầu về nhà rửa chân cho bố mẹ khi còn học cấp hai. Tại sao không phải là lau mặt hay chải tóc cho bố mẹ? Sao phải là bàn chân? Đối với tôi, đôi chân là bộ phận thấp nhất trong cơ thể, nó có nghĩa là bản thân phải hy sinh và nhún nhường hoàn toàn trước người mà bạn đang phục vụ", Cao Du Du, sinh viên đ🅺ại học tại Thượng Hải, chia sẻ.
Cách lập luận của sinh viên Cao tương tự ý kiến được bày tỏ hơn 10 năm trước của giáo sư Chu Đại Khả, chuyên về lịch sử văn hóa Trung Quốc, từ Đạ🅷i học Đồng Tế, Thượng Hải.
"Bất cứ hành động quỳ lạy nào đều biến lòng biết ơn thành sự phục tùng và khúm núm. Những biểu hi🌠ện này mâu thuẫn với các giá trị tự do, bình đẳng và về bản chất, chúng không liên 𓆉quan tới tình thương", giáo sư Chu nhận định.
Tuy nhiên, bất chấp những lời chỉ trích mạnh mẽ, các sự kiện rửa chân cho ngườ𓆉i lớn tuổi vẫn được tổ chức trong những năm qua. Các lãnh đạo Trung Quốc cũng đề cao đức tính hiếu thảo trong các bài phát biểu.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi phát biểu mừng Tếtꦉ Nguyên đán 2019 đã lần đầu nhắc về lòng hiếu thảo trước người dân. Ông trích dẫn một văn bản Nho giáo có đoạn: "Lòng hiếu thảo là nền tảng cho mọi đức tính".
Ông Tập sau đó liên kết điều này với nhu cầu giải quyết dân số già của Trung Quốc. "Xã hội 𒅌của chúng ta đã trở thành xã hội già hóa. Việc đảm bảo người cao tuổi được chăm sóc, hỗ trợ về tinh thần liên quan trực tiếp tới 🍌sự ổn định xã hội", Chủ tịch Trung Quốc nói.
Cuộc điều tra dân số Trung Quốc năm 2020 cho thấy số người từ 60 tuổi trở lên ở nước này là 264 triệu, chiếm 18,7% dân số.✃ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự đoán con số này sẽ chạm 28% vào năm 2040.
Giáo sư triết 𒀰học Tiêu Quần Trung từ Đại học Nhân dân Trung Quốc ở Bắc Kinh nhận định dù không thể thuyết phục mọi người tin rằng lòng hiếu thảo là gốc rễ của mọi điều, song không thể phủ nhận nó vẫn còn nguyên giá trị tới ngày nay, đặc biệt khi xã hội phải đối mặt với những vấn đề 🗹mới trong kỷ nguyên hiện đại.
Bất chấp sự phát triển của các viện dư﷽ỡng lão cùng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe xã hội những năm gần đây, dân số cao tuổi Trung Quốc chủ yếu vẫn được chăm sóc bởi các thành viên gia đình.
"Trước đây, người Trung Quốc sống trong các gia đình đa thế hệ, và một đôi vợ chồng già có thể được nhiều con chăm sóc. Tuy nhiên, sau nhiều thập kỷ áp dụng chính sách một con, một đôi vợ chồng trẻ có 🍸thể phải chăm sóc cả tứ thân phụ mẫu và nhiều người trẻ cũng tách khỏi thế hệ cao tuổi trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chón💖g", giáo sư Tiêu nhận định.
Trong 30 - 40 năm qu♏a, hàng triệu người Trung Quốc trong độ tuổi lao động đã rời các vùng nông thôn tới khu vực thành thị để tìm kiếm những công việc có mức thu nhập꧟ cao, khiến nhiều ngôi làng hầu như chỉ còn người cao tuổi.
"Việc nhấn mạnh♌ đức tính hiếu thảo có ý nghĩa thiết thực trong bối cảnh này", giáo sư Tiêu khẳng định.
Hồ Hiểu Li, một trong những nàng dâu tham gi𝓀a lễ hội rửa chân ꧟ở Hà Bắc, cho biết cô hy vọng truyền thống này có thể được truyền lại trong gia đình và cộng đồng Trung Quốc.
"Mẹ chồng đối xử với tôi rất tốt, như thể tôi là con gái ruột, vì vậy mẹ đáng được tôn trọng. Tôi nghĩ điều này là một tấm gương điển hình cho thế hệ tiếp theo của chúng tôi", cô Hồ chia sẻ trong trên kênh💧 truyền hình Hình Đài.
Ngọc Ánh (Theo SCMP)