Đang lướt xem🥂 một số chậu cây cảnh xếp trên kệ hàng mới mở tại Lviv - thành phố ở biên giới phía tây Ukraine, bà Oksana Dudyk chú ý đến một chậu hoa đang nở rộ. Đó là chậu anh thảo có hoa màu hồng mười giờ sống động và tươi tốt, rất phù hợp để giới thiệu cho khách hàng.
Trời đã về chiều, và đó là chậu hoa thứ 10 bà bán được trong ngà𒅌y. Nhưng với Dudyk, đây đã là một điều kỳ diệu. Dudyk mở cửa hàng hoa với số tiền tiết kiệm cuối 💛cùng, sau khi rời quê hương Mariupol bị chiến sự tàn phá. Chồng bà nhập ngũ sau khi chiến sự nổ ra, đã bị lực lượng Nga bắt hồi tháng 5 và không có tin tức gì kể từ đó.
"Những bông hoa này giúp tôi sống sót", bà Dudyk (55 tuổi) nói. Trước𝄹 xung đột, bà là kỹ sư xây dựng và chưa bao giờ nghĩ rằng sẽ có ngày bán hoa để sống, "Chúng mang lại cho tôi niềm vui và cũng giúp khách hàng có bầu không khí tích cực trong cuộc chiến không thể🦂 hiểu nổi này".
Bà Dudyk nằm trong số hàng nghìn người Ukr🙈aine đang cố gắng bắt đầu lại. Nhiều người đã thành lập doanh nghiệp nhỏ mà họ hy vọng sẽ mang lại mục đích mới cho bản thân và cộng đồng. Những người khác đang làm những công việc kém hơn so với vị trí trước kia để kiếm thu nhập cho gia đình.
"Chiến sự đã 🍃khiến rất nhiều người di cư đến đây và mở cơ sở kinh doanh mới", Andriy Sadovyi - Thị trưởng thành phố Lviv cho biết. Nơi này đã trở thành địa điểm cho những người chạy trốn khỏi miền đông bị chiến sự tàn phá.
Chính quyền đang khuyến khích tinh thần kinh doanh 🍸bằng cách cung cấp các khoản tài trợ, cho vay không lãi suất và các hỗ trợ tài chính khác cho doanh nghiệp nhỏ. "Kinh tế Ukraine sẽ không bị gián đoạn", ông nói. Theo ông, phần🎀 lớn điều này liên quan đến mục tiêu "đảm bảo nền kinh tế phát triển và thịnh vượng".
Tuy nhiên, triển vọng có thể khó khăn cho nước này, khi Nga chuẩn bị mở các cuộc tấn cô🐼ng✃ mới ở phía đông và nam Ukraine. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, GDP Ukraine dự kiến giảm một phần ba năm nay. Khoảng 20% doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đóng cửa.
Nhiều người Ukraine chạy khỏi các khu vực bị chiến tranh tàn phá đang cùng nhau xây dựng một mặt trận kinh tế mới. Serhii Stoian (31 tuổi), một cựu giảng viên toán, mở tiệm cà phê và bánh ngọt ở Lviv sau rời b⛎ỏ Bucha. Quán được đặt tên là Kiit, theo tên con mèo đã mất tích trong chiến sự của anh. Sau những ngày đầu khó khăn, việc kinh doanh giờ phát triển mạnh đến mức anh phải mở thêm cửa hàng thứ hai ở Lviv. Cửa hàng thứ ba dự kiến được mở ở Kiev.
"Chúng tôi đ🌟ến đây với 500 USD trong túi", Stoian kể lại. Hiện anh thuê 4 nhân viên và cộng tác với một người bạn. "Khi khai trương, chúng tôi hứa sẽ trả lại tiền cho chủ nhà sau hai tháng. Nhưng chúng tôi đã trả chỉ sau hai tuần", anh nói thêm.
Stoian từng mơ ước mở một quán cà phê của riêng mình, nhưng chưa bao giờ thực hiện vì sợ thất bại. Ngoài việc giảng dạy, anh còn điều hành một kênh YouTube nấu ăn có gần 700.000 người theo dõi. Anh nhận công việc bán thời gian✅ tại một tiệm bánh ở Bucha khi chiến sự nổ ra.
"Chủ tiệm gọi lúc 5 giờ sáng và nói: 'Chúng ta đang bị đánh bom. Anඣh có 10 phút để tham gia nếu muốn rời đi'", Stoian nhớ lại. Đó là lúc anh không thể suy nghĩ thêm được nữa. Anhꦏ chỉ kịp chộp lấy một số quần áo và chạy. "Chúng tôi lái xe như điên", anh kể.
Tại Lviv, họ sống trong mộ🦩t trại trú ẩn chen chúc với những người tị nạn khác từ khắp đất nước. Khi thấy tấm biển "cho thuê" trên một cửa hàng lưu niệm nhỏ trước đây, nhóm của Stoian nảy ra ý tưởng kinh doanh.
Họ thuê một máy pha cà phê espresso. Sꦑtoian thức nhiều đêm để làm bánh trái cây, bánh quy hương thảo và bánh quế. Nh๊ưng không có khách hàng nào đến. Stoian bắt đầu tuyệt vọng.
Sau đó, anh xóa thực đơn khỏi tấm bảng của quán và viết một thông điệp: "Chúng tôi chuyển đến đ🃏ây vì chiến sự. Chúng tôi muốn làm những gì mình giỏi nhất: pha cà phê và nướng bánh. Chúng tôi tin tưởng vào Ukraine. Mọi người đã giúp đỡ chúng tôi và chúng tôi muốn giúp đỡ những người khác". Anh c🎉am kết quyên góp một phần số tiền thu được của cửa hàng cho quân đội. Quân nhân cũng được mời uống cà phê miễn phí.
Ngày hôm sau, quán đón từ 20 đến 30 người. Sau khi đăng lên Instagram, quán có tới 200 khách mỗi ngày. Có người đến ngỏ lời xin nhượng quyền thương hiệu Kiit. 𒅌Vào một ngày gần đây, Stoian tới nơi sẽ là quán cà phê thứ hai của mình. "Tất cả vẫn chỉ là một canh bạc. Mất tất c🧔ả cũng không sao vì chúng tôi bắt đầu từ con số không", anh nói.
Về phần mình, bà Dudyk đang mở rộng kinh doanh với sự hướng dẫn của một người tị nạn khác từng điều hành một vườn ươm. Bà muốn bán hoa hồng, nhưng loại này cần tủ mát đ♐ể bảo quản và bà không có tiền. Bà đã nộp đơn xin trợ cấp theo chương trình của chính phủ để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Dudyk thừa nhận không phải là chuyên gia về thực vật, nhưng bà biết điều gì có thể cổ vũ mọi người. "T🍸ôi biết mình sẽ làm được", bà nói.
Phiên An (theo NYT)