Trước hết, hãy nói về việc giữ gìn vệ sinh chung. Một cái muỗng, đôi đũa lẽ ra phải dùng riêng cho mình đ𒉰ể thực hiện một thao tác 👍gắp hay múc thì đôi lúc người Việt lại thoải mái đưa vào tô canh hay đĩa thịt chung. Một hành động nhỏ nhưng lại vừa gây phản cảm, vừa mất vệ sinh khiến cho người chung mâm có cảm giác không muốn ăn tiếp.
Phong cách ẩm thực của người Việt ta còn mang đậm nét văn hóa truyền thống. Theo thói quen bình dân, ngày thường dù có lao động cực nhọc cỡ nào, trên mâm cơm cũng chỉ vài món canh, cá đạm bạc cho đủ no. Nhưng những ngày lễ, Tết lại khác, trên mâm cơm n♑gười Việt phải có đủ loại thực phẩm ngon, có giá trị, từ thịt động vật cho tới rau củ quả được gia công chế biến cầu kỳ, bắt mắt. Đó là nét đặc trưng của ẩm thực Việt.
Tuy nhiên, vì tính hiếu khách mà đôi khi ta dùng đũa của mình gắp thức ăn cho người khác. Trường hợp này ✃có người không trở đầu đũa. Thói quen quan tâm người khác nhưng mất vệ sinh này làm cho người đối diện khó xử vì không phải món nào khách cũng thích, cũng ăn được. Thực ꦬtế, trong những bàn tiệc có không ít chuyện dở khóc, dở cười như khi một người sở hữu một bộ răng yếu lại được "chăm sóc" bằng một món vừa cứng lại vừa dai. Ăn thì không được mà vứt bỏ đi thì không những phí phạm mà còn mất lịch sự.
Tai hại nhất là trong khi ăn, mọi người nói🤪 chuyện, cười đùa, cụng ly thỏa thích quên cả việc làm văng tung tóe thức ăn,♓ thức uống trên mâm, bàn thậm chí văng cả vào người đối diện.
Ẩm thực ngày Tết của người Việt đậ🧔m đà truyền thống đạo đức "đoàn kết, sum vầy, chia sẻ yêu thương", "uống nước nhớ nguồn" rất đáng trân trọng. Nét ẩm thực truyền thống tốt đẹp đó được thể hiện qua cách ăn của những người ngồi chung trong mâm cỗ. Bất kỳ món ăn nào cho dù ngon đến mấy khi kết thúc bữa ă🍃n, trên đĩa cũng còn thừa lại chút ít. Cách ăn này nói lên được truyền thống "kính trên nhường dưới, quan tâm chia sẻ".
Có người cho rằng cách ăn này là phí phạm. Tôi rất đồng ý với quan điểm này. Tuy nhiên, có một sự thật không thể bàn cãi: trong 🌺khi đạo đức xã hội nhiều phần xuống cấp trầm trọng, thì cách ăn thể hiện truyền th💙ống văn hóa như trên cũng nên giữ lại lắm chứ. Tất nhiên, chúng ta cũng cần nhìn nhận thẳng thắn, có một vài nét ẩm thực người Việt đôi lúc chưa được văn minh, vệ sinh và cần phải điều chỉnh.
Tôi còn nhớ ở đâu đó, cố Giáo sư - Viện sĩ Hàn lâm Trần Văn Khê có lần đã nói: "Người Việt Nam ta ăn uống có sự phối hợp điều hòa âm dương ngũ hành .Ví như ăn thịt vịt luộc thì gia vị phải là nước mắm gừng, thịt gà thì phải muố𓆏i ớt..., tức món hàn (âm) thì phải kết hợp món gia vị nóng (dương)...". Theo cố Giáo sư, ẩm thực người Việt có tính khoa học. Tuy nhiên, cái gì cũng có giới hạn, vượt qua giới hạn đó thì dù ẩm thực có âm dương điều hòa chăng nữa thì trạng thái mất cân bằng dinh dưỡng cũng sẽ gây ra ngộ độc.
Ẩm thực của người Việ♔t ta từ lâu đời đã mang đậm nét văn hóa dân tộc, vừa thực tế vừa tâm linh. Nhưng với cách ăn uống còn những hạn chế như trên, chúng ta cũng nên điều chỉnh lại đôi chút để một mặt giữ lại cái tinh hoa ẩm thực của dân tộc, mặt khác vẫn giữ được vệ sinh ăn uống, phòng tránh lây lan bệnh tật.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Chia sẻ bài viết cho trang Ý kiến tại đây, hoặc email [email protected]