Báo cáo Xu hướng chính tại Đông Nam Á năm 2024 của Acumen, tổ chức tư vấn giáo dục quốc ♊tế, ngày 7/2, dẫn thống kê của UNESCO cho thấy Việt Nam có hơn 132.000 du học sinh năm học 2021-2022.
Theo sau là Malaysia và Indonesia, mỗi nước có hơn 56🍒.000 du học 🅷sinh, còn Thái Lan chỉ 32.000.
Hai điểm đến hàng đầu của du học sinh Việ💖t Nam là Nhật Bản (hơn 44.100 người) và Hàn Quốc (gần 25.000). Trong khi đó, người Indonesia, Malaysia và Thái Lan, dịch chuyển nhiều nhất tới Anh và Australia. Với thị trường Mỹ, du học sinh Việt Nam cũng 🔴dẫn dầu Đông Nam Á, với hơn 23.100 người.
Trong năm quốc gia người Việt Nam du ▨học nhiều nhất còn có Australia (hơn🌄 14.100) và Canada (gần 9.000).
Trung Quốc không có tên trong dữ liệu của UNESCO nhưng cũng được coi là một điểm đến hàng đầu với sinh viên Đông Nam Á. Chính phủ Trung Quốc không công bố dữ liệu tuyển sinh quốc tế kể từ năm 2020, nhưng vào năm 2019, nước này đã đón 28.600 sinh viên Thái Lan, 15.000🎶 sinh viên Indonesia, 11.300 sinh viên Việt Nam và 9.500 sinh viên Malaysia.
Báo cáo của Acumen cho rằng các nước phương Tây sẽ phải đối mặt với nhi🍬ều sự cạnh tranh hơn từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc để thu hút sinh viên Đông Nam Á. Nhật Bảnꦗ đang nỗ lực tăng tuyển sinh quốc tế lên 400.000, còn mục tiêu của Hàn Quốc là 300.000 vào năm 2027. Cả hai cường quốc ở Đông Á đều hứa hẹn nhiều cơ hội việc làm sau tốt nghiệp với sinh viên nước ngoài.
Ngoài ra, các điểm đến ở châu Á giúp sinh viên tiết kiệm chi phí do gần về vị trí địa lý, lại có hàng loạt đại học lọt vào top thế giới. Theo bảng xếp hạng THE năm 2024, có 33 trường ở châu Á nằm trong ꦑtop 200 đại học hàng đầu, t🐭ăng 5 trường so với năm ngoái. Trong khi đó, Mỹ có nhiều trường trong top hơn (56 trường), nhưng chi phí để theo học ở đây ngày càng đắt đỏ.
ICEF Monitor, trang thônꦡg tin về giáo dục quốc tế, khẳng định Việt Nam nằm trong 10 thị trường hàng đầu thế giới về sự dịch chuyển của sinh viên ra nước ngoài. Người Việt trong top 5 về số sinh viên quốc tế ở Mỹ, top 2 ở Nhật, top 6 ở Australia, số 1 ở Đài Loan.
Có nhiều lý 𒁃do khiến Việt Nam trở thành "điểm nóng" tuyển sinh với những t🦋ổ chức giáo dục toàn cầu.
Hơn một phần tư (28%) dân số Việt Nam ở độ tuổi từ 16 đến 30. Tỷ lệ vào đại học cũng tăng từ 10% vào năm 2001 lên 29% sau 18 năm. Bên cạnh đó, giáo dục là mối quan tâm hàng đầu của các hộ gia đình Việt. Theo HSBC, mức chi tiêu cho giáo dục của mỗi 💮gia đình chiếm 47% tổng chi tiêu. Tầng lớp trung lưu ở Việt Nam phát triển nhanh nhất Đông Nam Á, đồng nghĩa nhiều gia đình có điều kiện gửi con ra nước ngoài.
Một lý do nữa là học phí tại các trường phổ thဣông quốc tế có thể lên đến 34.700 USD mỗi năm, tương đương với học phí ở nước ngoài. Do đó, du học từ bậc THPT tăng nhanh, theo một khảo sát của IDP hồi năm 2022.
Doãn Hùng (Theo ICEF, Acumen)