ꦅ Nhân chuyện VnExpress đang có loạt bài độc giả phàn nàn bị hàng xóm "tra tấn" bằng karaoke, tôi chia sẻ thêm vài điều. Theo tôi, nhiều người Việt rất thí𝔉ch hát và thích ép người khác phải nghe mình hát:
- Buổi chiều, tan sở, "tăng một" sẽ đi lai rai 𝓡vài chai với đồng nghiệp. Nếu cao hứng, tăng hai sẽ kéo nhau đi hát karaoke, ấy là đối với dân văn phòng, 🐈làm việc công sở.
- Những người khác sẽ hát hò thoải má▨i tại quán nhậu lề đường 💞thông qua sự hỗ trợ cơ động của dàn karaoke kẹo kéo.
- Những chương trình truyền thực tế, gameshow tìm kiếm tài năng hiện nay, nhiều thí sinh đến thi thố không biết phải thể hiện gì ngoàꦉi việc hát. Nhiều chương trình "cày xới" mảnh đất bolero đến nỗi mỗi lần bật tivi lên là tôi phát ngán, cảm giác bị bội thực ca hát.
- Nhiều nơi trưng biển "Khu phố văn hóa" nhưng cư dân muốn bán nhà đi chỗ khác vì không thể nào chịu nổi sự "tra tấn âm thanh"ౠ từ hàng xóm có máu văn nghệ.
- Tôi thấy ra nước ngoài, khi có các cuộc vui văn nghệ, thi thố tài năng, bạn bè các nước thường nhảy múa, diễn kịch, kể ch🐬uyện tiếu lâm, chơi các loại nhạc cụ..., còn chúng ta thì lên sân khấu và hát.
Tôi cho rằng trước đây, người dân đã quen với cuộc sống nông nghiệp, nên hát hò với nhau khi nhàn rỗi có thể là một cuộc giao lưu vui vẻ, gắn bóꦑ, đoàn kết tình hàng xóm. Tuy nhiên hiện nay đất nước đang tiến lên công nghiệp, nhiều người với 8 tiếng áp lực ở chỗ làm thì rất cần một buổi tối yên tĩnh để nghỉ ngơi.
Hát hò xả xì trét, được thôi. Nhưng tại sao không kiếm phòng cách âm kín, nhiều người cứ muốn hát nơi công cộng, chĩa loa sang nhà hàng xóm, từ đám cưới tới đám ma, không quan tâm liệu những người xung quanh có muốn nghe mình hát hay không?
Ca hát nhiều nhưng ca sĩ nổi tiếng thế giới hay thậm chí là khu vực chúng ta không có.
Chúng ta không có những cách thức giải trí văn nghệ cộng đồng nào khác ngoài ca hát, hay chúng ta không biết gì khác ngoài ca hát? Ở Bình Phước trước đây đã từng tổ chức dạy nhảy múa cho cộng đồng, nhưng rồi không thành.
Ca hát lại dứt khoát phải đi kèm với rượu bia.
Tôi có người bạn làm đám cưới đã tuyên bố với chủ hôn và các nhạc công là tuyệt đối không cho khách mời lên hát. Cô ấy chỉ sợ ai đó quá hào hứng xông lên sân khấu theo kiểu hát hay không bằng hay hát, và có thể làm hỏng cuộc vui của mình.
Bạn có đồng ý với quan điểm của tác giả?