Bài viết "Bắt một ông giám đốc" của tác giả Đức Hoàng😼 để lại trong tôi nhiều suy ngẫm. Nhiều thông tin như thế thì chúng ta nên xem cái nào? Thông tin nào cũng xem lướt qua và ta chỉ dừng lại hơi lâu một chút ở thông tin mà ta quan tâm. Thông tin mà ta quan tâm thường là thông tin mà ta thích, có hiểu biết về nó hoặc có liên quan trực tiếp đến cuộc sống của ta. Nói cách khác, khi ta quan tâm đến một sự kiện xã hội nào đó và để lại bình luận của ta về sự kiện đó, ta chính là "fan" của loại thông tin đó.
🔜 Ví dụ, bạn có xe hơi và gặp rắc rối trong một tình huống xử lý nào đó. Có người khác cũng bị như thế và họ đem tình huống ấy lên diễn đàn. Bạn chắc chắn sẽ rất hứng thú theo dõi và đọc bình luận của những người tham gia. Nếu bạn không có xe hơi thì bạn sẽ chẳng quan tâm vì tình huống ấy đâu có liên quan gì đến bạn. Hoăc nếu bạn có xe hơi và người ta đang bình luận về một nhãn xe mới nhập về Việt Nam, giá chưa thuế khoảng 3 tỷ đồng - nằm ngoài khả năng tài chính của bạn thì bạn chỉ đọc lướt qua gọi là cho biết chứ không chú ý lắm. Đại loại như vậy.
༺ Có rất nhiều người cứ hay phê phán người khác là "anh hùng bàn phím", là "thánh chém (gió)". Nếu không ai "anh hùng", không ai "chém", làm sao có cái gọi là "người hâm mộ", là "fan cuồng"? Ở nước ngoài, với những người hay quan tâm, chỉ trích dựa trên cơ sở nào đó, họ được gọi bằng một danh từ rất lịch sự, - "người quan sát". Còn ở Việt Nam thì gọi là "dư luận". Người ta có quan tâm thì họ mới "luận", mới "quan", không quan tâm thì để ý làm chi.
>> 𒀰'Nhiều khán giả Việt dễ dãi vì lười suy nghĩ, không biết cách phê bình'
🎀Thể thao, nghệ thuật, sự kiện xã hội không ai quan tâm bình luận là đáng mừng hay đáng buồn? Người ta bình luận thì họ có quyền đưa ý kiến riêng của họ chứ đâu nhất thiết phải "hát chung một bè" với đám đông. Đã bình luận tất yếu phải có khen - chê, phải có "quan điểm trái chiều", phải có "chín người mười ý". Ai cũng như ai sao gọi là "người" (mà phải gọi là robot). Nếu bạn có chung quan điểm với ai đó trên diễn đàn thì bạn đánh cho họ một dấu "like". Dấu "like" không chỉ có nghĩa là "thích" mà trên diễn đàn nó mang hàm ý "tôi cũng nghĩ như thế". Nếu bạn có suy nghĩ khác và tại thời điểm bạn đọc thông tin chưa có ai trên diễn đàn có quan điểm giống với bạn thì có thể trực tiếp phản bác luôn.
෴ Trước đây, tôi là người thường xuyên "chém" trên các diễn đàn nhưng nay ít hơn vì vừa vào đã có người đưa ra quan điểm giống như mình. Ngày trước, không phải là không có những người như thế, nhưng có lẽ vì lý do gì đó họ không mạnh dạn phát biểu. Nhiều người mạnh dạn phát biểu, nhiều người có chung quan điểm (về một sự kiện nào đó) thì ta mới biết "trên cõi đời này ta không hề đơn độc" dù ta không quen biết người đó.
>> Bài viết cùng tác giả:
>> ♐'Công Phượng sang châu Âu là đi ngược quy luật thế giới'
>> 💜Tư duy VFF quyết định sự phát triển của bóng đá Việt Nam
>> 🥂2 triệu USD thuê HLV Park để 'học' chứ không chỉ mua thành tích
ꦅ Quá tải thông tin vì có quá nhiều bạn? Tôi không kết bạn với ai trên mạng cả. Bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới, bà con họ hàng thân thuộc bằng xương bằng thịt kia còn nhớ không hết. Nhiều người cho số điện thoại xong cả năm không liên lạc, gọi cho họ lại phải mất một màn chào hỏi "gợi lại ký ức" xem đã gặp nhau ở đâu, trong trường hợp nào? Có quá tải thông tin hay không là do mình mà thôi.
💃 Trước hết hãy quan tâm đến những người gần gũi xung quanh mình, khi sự quan tâm ấy vẫn còn dư thừa thì mới mở rộng ra. Quá nhiều bạn "ảo" đồng nghĩa với quá ít bạn "thật". Bạn "thật" không có nghĩa là không "chat" với nhau trên mạng. Ta biết rõ người đó làm gì, ở đâu và thậm chí cả những người thân thuộc của người đó. Đó là cách để ta kết bạn chứ không phải ai cũng "kết".
🌜 Vì sao ư? Người ta có chung quan điểm với mình ở sự kiện này nhưng lại trái quan điểm ở sự kiện khác là chuyện bình thường. "Bạn" không có nghĩa là người thường có quan điểm giống mình mà phải là người chịu khó tranh luận công bằng. Những "bạn" này lại rất hiếm.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.