Hơn 39.000 xe này là kết quả bán hàng của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) và🔯 hai hãng không thuộc Hiệp hội là VinFast và TC Motor (phân phối xe Hyundai).
Cụ thể, trong tháng 10, VAMA bán được 27.149 xe, tăng 121% so với tháng 9. Hầu hết hãng thuộc VAMA như Toyota, Honda, Mazda, Hyundai, Kia, Suzuki, Ford đều tăng trưởng. Cá🔯c con số tương ứng của TC Motor là 8.855 xe, tăng 117%. VinFast đạt 3.320 xe, giảm nhẹ 6%.
>> Bình chọn ôtô của năm Car Awards 2021
Các chuyên gia trong ngành nhận định, với mức tăng liên tục hai tháng qua, thị trường ôtô Việt Nam đã qua điểm đáy doanh số và dần lấy lại đà phục hồi sau 5 tháng giảm doanh số liên tiếp. Tuy nhiên, do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 dai dẳng nhiều tháဣng và đến nay vẫn chưa kết thúc, sức tiêu thụ xe mới của thị trường nhìn chung giảm♒ so với cùng kỳ năm ngoái.
Luỹ kế từ đầu 2021, lượng bán hàng của VAMA dừng ở mức 197.222 xe, giảm 3% so với 10 tháng đầu 2020. Con số của TC Motor là 53.182 xe, giảm 7%. VinFast có doanh số cộng🧸 dồn trong đến tháng 10/2021 đạt 28.847 xe. Hãng xe Việt chỉ công bố số liệu từ tháng 4/2020 nên chưa có thống kê tăng trưởng.
Sau tháng 9, thị trường ôtô Việt Nam sôi động trở lại nhờ nhiều mẫu xe mới ra mắt, giảm giá, ưu đãi cho khách mua xe bằng nhiều hình thức tiếp tục được cá𝕴c hãng, đại lý duy trì. Lượng đơn hàng dồn từ giai đoạn giãn cách, chủ yếu ở các tỉnh, thành phía nam, cộng thêm nhu cầu mua xe saꩵu đó khiến thị trường khởi sắc trở lại.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị định giảm 50% lệ phí trước bạ cho ôtô sản xuất lắp ráp trong nước, áp dụng từ ngày 15/11 năm nay đến hết 15/5 năm sau. Nếu được Chính phủ thông qua và ký ban hành bằng văn bản chính thức, đây được xem là cú hích cho mùa bán hàng ôtô cuối năm ở Việt Nam. Tuy vậy, điều này cũng nhận ý kiến không đồng tình từ nhiều tổ chức liên quan, đặc biệt các hãng xe thuần bán xe nhập khẩu (CBU) khi cho rằng thiếu c🧸ông bằng.
Thành Nhạn