Sau khi đọc bài "Những ngộ nhận của người Việt về xe Hàn" của tác giả Nguyễn Đức Hòa, tôi có ý kiến sau:
Người Việt Nam có thói quen đi mua thứ gì là hùa theo sốღ đông, ví dụ như cứ đi ngang hàng quán nào đông kh🐲ách là ghé vào ăn mà không cần biết quán đó ngon hay dở? Nhân viên phục vụ chu đáo không?... Thói quen mua ôtô hay xe máy của người Việt Nam cũng thế, cứ thấy nhiều người mua, họ cho là xe tốt.
Chính vì thế mà hãng Toyota “thần thán🅺h” của Nhật được đẩy giá trên mây, trong khi so với xe Hàn hay Mỹ thì chưa hẳn đã bền, không nói tới nội thất thua xa xe Mỹ và xe Hàn cùng tầm giá.
Nhiều bạn cứ thấy xe Hàn là nhảy vào bảo đi 5, 6 năm là hay hỏng vặt. Tôi không hiểu mấy bạn đó lấy suy nghĩ đấy ở đâu ra? Thậm chí có người bảo Kia K3 xài 5,6 năm là tốn tiền sửa, không biết họ dựa vào cái gì để đánh giá trong khi K3 ra đꦬời chưa tới 5 năm.
Người Việt thường có định kiến với dòng xe Hàn. Vì ngày xưa, khi xe máy Honda đang ở ngôi vương t🌌hì những chiếc xe DH, City Hàn Quốc cũng bắt đầu du nhập vào Việt Nam. Có thể nói những chiếc xe Hàn lúc đó chất lượng quá dở, nhưng giá của nó chỉ bằng phân nữa một chiếc xe Nhật. Có lẽ, đây là mấu c🌃hốt đầu tiên trong mắt người Việt xe Hàn bị mất điểm.
Cũng từ đó, người Việt có thói quen gọi xe máy là Honda, cho nên cái suy nghĩ ăn𓂃 chắc mặc bền đã ngấm sâu vào tâm lý đời sống của người Việt. Điều này, vô hình chung đ🌱ã làm mất đi sự công bằng trong cạnh tranh thương hiệu ôtô giữa Nhật Bản và Hàn Quốc ở Việt Nam.
Trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nayꦦ, bất cứ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại thì phải đặt chất lượng lên hàng đầu. Có chất lượng mới tạo ra uy tín rồi mới có thương hiệu. Muốn 🐷giữ được thương hiệu thì phải đảm bảo chất lượng và chất lượng thể hiện ở uy tín với khách hàng.
Đây là mối quan hệ sống còn, vô cùng chặt ♑chẽ, nhất là giữa thời buổi “trăm hoa đua nở” – quốc gia nào cũng muố🍃n làm ôtô.
Nhưng nói gì thì cũ🌃ng không thể đánh đồng gi𓆉ữa ngành công nghiệp ôtô của hai nước Nhật – Hàn, bởi khoảng cách lịch sử của sự phát triển 2 nước là quá xa.
Mỗi hãng có một ưu thế riêng của mình, sản phẩm của họ mục đích cũng là để phục vụ nhân loạ♌i và nó được thể hiện phần lớn ở giá cả. Chúng ta đừng vì tâm📖 lý đám đông mà thiếu cái nhìn vô tư trong sáng về sản phẩm của họ. Hãy ủng hộ cho những ai làm tốt - đó là thông điệp quan trọng nhất mà nhà sản xuất cần gửi đến khách hàng, đó cũng là điều mà những người tiêu dùng thông thái cần làm.
>> Xem thêm: Mua ôtô trùm mền 3 tháng mới dám đi
Chia sẻ bài viết của bạn tại đây.