Ngày 19/2, Microsoft công bố Chỉ số Văn minh trên Không gian mạng 2020. Có 9 quốc gia và vùng lãnh thổ tại châu Á - Thái Bình Dương góp mặt trong khảo sát gồm Australia, Ấn Độ, Indonesia, M💛alaysia, Philippines, Singapore, Đài💯 Loan, Thái Lan và Việt Nam.
Chỉ số ♏DCI trung bình năm qua của khu vực này là 66, trong khi Việt Nam chỉ đạt mức 72 (DCI càng thấp, mức độ văn minh càng cao). Tuy nhꦦiên, Microsoft cho biết Việt Nam là một trong 5 nước có điểm số cải thiện nhất trên toàn cầu khi giảm từ mức 78 điểm của năm 2019. Có nghĩa, ngày càng ít người gặp phải các tương tác tiêu cực hoặc rủi ro trực tuyến.
Dù vậy, một số rủi ro đối với người dùng trực tuyến Việt Nam vẫn đang ở mức cao kỷ lục kể từ năm 2017 là lừa đảo chiếm 36% (tăng 6%), xúc phạm chiếm 28% (tăng 🌄8%) và phâꦓn biệt đối xử chiếm 16% (tăng 4%).
Khảo sát DCI được tiến hành thường niên từ năm 2016 với sự tham gia của người dùng ở 32 khu vực địa lý. Nghiên 🔯cứu thăm dò ý kiến của hai nhóm tuổi là người trưởng thành và thanh thiếu niên về các tương tác trên mạng cũng như rủi ro mà họ từng gặp 𒊎phải.
Theo tập đoàn phần mềm Mỹ, thanh t𝓰hiếꦰu niên (13-16 tuổi) là nhóm giúp cải thiện điểm số DCI của Việt Nam. Cụ thể, nhóm này đạt 69 điểm trong thước đo văn minh trực tuyến, trong khi nhóm người trưởng thành là 74.
"Microsoft thực hiện nghiên cứu về văn minh trực tuyến nhằm nâng cao nhận thức của người dùng Internet và thúc đẩy tương tác tích cực trên toàn cầu. Trong bối cảnh Covid-19, chúng ta không chỉ phụ thuộc♈, mà hơn bao giờ hết đã chủ động đón nhận các công nghệ kỹ thuật số. Môi trường Internet an toàn hơn không chỉ giúp cải thiện trải nghiệm của người dùng, mà còn tác động tích cực đến sức khỏe và đời sống tinh thần của cộng đồng", ông Phạm Thế Trường, Tổng Giám đốc Microsoft Việt Nam, cho biết.
43% người tham gia khảo sát tại Việt Nam nhận thấy mức độ văn minh trực tuyến được cải thiện trong thời kỳ đại dịch do người dùng mạng có ý thức cộng đồng cao hơn và chứng kiến nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau hơn. Trong khi đó, 18% người tham gia khác lại c♏ho rằng mức độ văn minh trực tuyến trong giao đoạn này tệ hơn vì xuất hiện nhiều thông tin sai lệch, gây hiểu lầm được lan truyền và bản thân họ thấy nhiều ngườಌi hành động ích kỷ hơn.
Mong muốn hàng đầu cꦐủa người dùng tại Việt Nam trong thập kỷ tới là được trải nghiệm một không gian mạng an toà🌺n (64%), tôn trọng (62%), lịch sự (35%), hòa nhập (26%) và hạnh phúc hơn (21%).