"Anh ta hỏi tôi tên là gì rồi tự trả lời luôn là 'corona'", anh Hoài Nam, chủ một nhà hàng Việt ở thành phố New York, kể với VnExpress.
Kết quả là người giao hàng này bị sa thải.
🧔"Tôi không hả hê nhưng tôi hy vọng anh ta đã học được một bài học", anh Nam nói thêm.
🍬Sự việc không quá to tát nhưng vẫn khiến anh Nam cảm thấy tức giận mỗi khi nhắc đến. Anh cho rằng dù ít hay nhiều và nạn nhân là ai thì sự kỳ thị vẫn đáng bị lên án.
🧜Khi nước Mỹ chìm trong nỗi sợ Covid-19, một làn sóng phân biệt chủng tộc liên quan đến nCoV cũng xuất hiện bởi những người gốc Á bị cho là "thủ phạm phát tán virus". Một chuỗi các phong trào chống phân biệt chủng tộc sau đó đã ra đời với các hashtag #WashTheHate (Hãy gột rửa sự thù ghét), #RacismIsAVirus (Phân biệt chủng tộc là virus), huy động được sự ủng hộ của cả người gốc Á lẫn không phải gốc Á chống lại các cuộc tấn công có động cơ phân biệt chủng tộc trong đại dịch.
ౠMột phong trào chống phân biệt chủng tộc cũng đang diễn ra mạnh mẽ khắp nước Mỹ và lan rộng toàn cầu những ngày vừa qua, nhưng lần này là để bảo vệ người da đen hay gốc Phi ở Mỹ. Các cuộc biểu tình nổ ra sau khi George Floyd, một người đàn ông da đen 46 tuổi, bị cảnh sát ghì gáy trong gần 9 phút dẫn tới tử vong. Tuy nhiên, không giống như phong trào chống phân biệt chủng tộc với người châu Á ở trên, cái chết của Floyd không phải khởi đầu mà được ví là "giọt nước làm tràn ly" cho sự kỳ thị mà người da đen chịu đựng suốt nhiều thập kỷ qua tại Mỹ.
ꦇTheo số liệu của Cục Thống kê Dân số Mỹ năm 2018, có gần 48 triệu người gốc Phi đang sinh sống tại Mỹ, chỉ chiếm khoảng 14,6% dân số. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy khả năng người da đen ở Mỹ bị giết bởi lực lượng hành pháp cao hơn người da trắng 3,5 lần, và cứ 1.000 người da đen thì có một người chết trong tay cảnh sát. Tại Minneapolis, nơi George Floyd bị ghì chết, các sĩ quan cảnh sát dùng vũ lực với người da đen cao gấp 7 lần so với người da trắng.
🧸Sự khác biệt về chủng tộc cũng thể hiện rõ qua những thống kê trong 3 tháng bùng phát Covid-19, khi những khu vực phần lớn người da đen sinh sống có tỷ lệ nhiễm nCoV cao gấp 3 lần và tỷ lệ tử vong cao gấp 6 lần so với những cộng đồng da trắng, theo phân tích của Washington Post hồi tháng 4.
꧃"Cái chết của Floyd cộng với tình hình dịch bệnh và thất nghiệp thời gian qua đã thổi bùng ngọn lửa tức giận trong họ", anh Nam nói về những cuộc biểu tình. "Nếu người da đen được đối xử khác, sẽ không có những chuyện như thế này xảy ra".
🍒Theo anh Nam, sự kỳ thị với người da đen có căn nguyên từ lịch sử nô lệ và đã ăn sâu vào tâm thức của một bộ phận người da trắng tại Mỹ. Họ bị khinh thường và đối xử như một tầng lớp thấp kém trong xã hội, bị gắn mác tội phạm, dù không phải ai cũng phạm tội.
Long Lê, 28 tuổi, ở thành phố Davenpor, bang Iowa, có chung quan điểm trên.
ღ
Từng có bạn gái là người da đen và cũng là nạn nhân của sự kỳ thị chủng tộc nên Long rất hiểu sự phẫn nộ của họ.
ꦡ"Tôi từng bị một nhóm thanh niên hét vào mặt rằng 'hãy trở về nước của mày đi', dù tôi không làm gì họ", Long, người có bố gốc Việt, mẹ gốc Âu, sang Mỹ từ năm 5 tuổi, kể. "Tôi thậm chí nghe những lời gièm pha từ những người Việt khác. Họ thấy tôi trông không giống người Việt Nam, nhưng tôi hiểu hết những gì họ nói. Sự kỳ thị có ở khắp nơi".
ꦑTuy nhiên, người da đen còn đối mặt với những điều tồi tệ hơn Long.
🃏"Tôi biết có những người da trắng buôn bán chất cấm nhưng không bị bắt và có những người da đen bị bắt chỉ vì màu da của họ", anh nói. "Người da đen ở Mỹ thường có rất ít cơ hội so với người khác, bị đổ lỗi mà không cần tìm hiểu nguyên do. Người da đen lớn lên trong những khu dân cư nghèo, xung quanh họ không có luật sư hay bác sĩ mà là những kẻ buôn ma túy và ma cô. Họ sống trong một vòng luẩn quẩn của ma túy và tù tội và điều đó càng thúc đẩy sự kỳ thị của xã hội với họ".
Theo anh Tommy Vũ Phạm🌺, người điều hành một công ty du lịch và đã có cơ hội đến hơn 40 bang, tình trạng phân biệt chủng tộc ở đâu cũng có nhưng nổi cộm tại Mỹ bởi các sắc dân phong phú, luật pháp đề cao quyền tự do ngôn luận, quyền tự do biểu tình ôn hòa, bình đẳng nhân quyền và bình đẳng sắc tộc. Phân biệt chủng tộc tồn tại trong đời sống hàng ngày, chỉ là nổi hay chìm, và người gốc Việt như anh cũng không tránh khỏi. Tuy nhiên, người da đen trở thành đối tượng chịu sự phân biệt lớn hơn vì hoàn cảnh và văn hóa sống khác biệt.
💯"Người gốc Á có cách ăn mặc, nói năng nhẹ nhàng, trong khi người gốc Phi ăn mặc phóng khoáng, cách nói chuyện suồng sã hơn. Tôi chơi với rất nhiều bạn bè da đen và cũng có cháu rể là người da đen. Tôi ủng hộ những cuộc biểu tình ôn hòa đòi quyền cho người da đen và công lý cho Floyd, nhưng tất nhiên phản đối hành vi gây rối, cướp bóc", Tommy nói.
🅺Bạo lực liên quan đến cảnh sát và người da đen là một vấn đề nhức nhối nhiều năm tại Mỹ. Theo nhóm nghiên cứu "Mapping Police Violence", năm ngoái, có hơn 1.000 người thiệt mạng do bạo lực của cảnh sát ở Mỹ, trong đó 24% là người da đen. Với trường hợp của Floyd, người bị cáo buộc tiêu tiền giả, anh Tommy cho rằng cảnh sát đã sai khi sử dụng vũ lực quá mức cần thiết.
"Trước đây, mình không có nhiều khái niệm về người da đen. Khi sang Mỹ, mình mới hiểu định kiến mà họ phải chịu đựng trong xã hội như thế nào", Đỗ Hồng Nhung𝓡, 30 tuổi, ở thành phố San Mateo, bang California, nói. "Hãy nghĩ xem nếu một ngày không phải người da đen mà người châu Á bị đối xử như vậy, mỗi lần ra đường lại lo sợ bị cảnh sát chặn lại vô cớ, bị khống chế hay nã súng không lý do thì thật uất ức".
🐽Hành vi của cựu sĩ quan Derek Chauvin với Floyd khiến Nhung cảm thấy mình cần phải lên tiếng về vấn đề phân biệt chủng tộc, bởi "nếu không nói ra có thể là đồng lõa với sự sai trái". Trên kênh YouTube sở hữu gần 600.000 người theo dõi, cô kể về những người da đen để lại ấn tượng trong cuộc đời mình, trong đó có những người da đen sống tại khu thu nhập thấp ở thành phố Atlanta, cứ đầu tháng lại cầm phiếu phát thực phẩm miễn phí đến tiệm hải sản mà cô làm thêm để ăn cho thỏa thích.
🏅Suốt thời gian đó, cô nhận thấy một số người nói chuyện sỗ sàng, không có điều kiện ăn học đàng hoàng rồi lâm vào con đường tội lỗi. Cô biết những cô gái chỉ ở nhà, nhận trợ cấp sau khi sinh nhiều con. Rồi đến lượt con cái họ lại không được học hành tới nơi tới chốn, lớn lên trong những khu dân cư nghèo, tiếp xúc với chất cấm, buôn bán ma túy sống qua ngày. Những hình ảnh đó từng khiến Nhung lo sợ khi gặp người da đen nhưng rồi cô nhận ra phần nào họ cũng là người chịu thiệt thòi, môi trường sống khiến họ không thể vươn xa được.
💮Trước khi nhận lời yêu người bạn trai hiện nay, Nhung đã rất đắn đo vì sợ bị mọi người kỳ thị. Tất cả cũng chỉ vì bạn trai cô là một người da đen.
ꦺ"Nếu bạn trai mình là người da trắng hay người châu Á, hẳn mọi người sẽ ít quan tâm hơn. Nhưng đối với nhiều người, vì bạn trai mình là người da đen nên họ cảm giác anh ấy thấp kém hơn, có người còn bảo không xứng với mình, trong khi mình tự thấy không bằng anh ấy", Nhung kể. "Nhưng thực tế, anh ấy khiến mình rung động không phải vì màu da hay vật chất mà là vì con người của chính anh ấy, nhân ái, có kiến thức, biết đối nhân xử thế, với mình vậy là đủ".
🅺Nhung cho rằng nếu nhìn rộng hơn, sự kỳ thị không chỉ tồn tại ở Mỹ, giữa da trắng với da đen mà cũng tồn tại có Việt Nam, thể hiện ở sự phân biệt vùng miền, giọng nói, điều kiện sống, hay phân biệt đối xử với du khách nước ngoài.
🌌"Cho dù là màu da gì thì cũng là con người và tất cả đều có quyền mưu cầu hạnh phúc, không ai được phép giẫm đạp lên quyền mưu cầu hạnh phúc của người khác", cô nói. "Mình mong mọi người có thể khoan dung hơn, dừng lại suy nghĩ trước khi phán xét người khác, kiềm chế những lời nói hay hành động gây tổn thương".
💝Đây cũng là thông điệp mà anh Hoài Nam muốn nhắn nhủ: "Da đen, da trắng hay da vàng thì máu chảy vẫn là màu đỏ. Không phải tất cả người da màu đều xấu và không phải tất cả người da trắng đều tốt", anh nói.
ꦚĐã hai tuần trôi qua kể từ khi cuộc biểu tình đầu tiên nổ ra sau cái chết của Floyd, hàng nghìn người vẫn tập trung tuần hành đòi bình đẳng sắc tộc tại hơn 150 thành phố ở Mỹ. Người dân khắp thế giới, như tại Australia, Anh, Pháp, Đức, cũng bất chấp thời tiết giá lạnh và những quy tắc phòng ngừa Covid-19 để xuống đường thể hiện sự đoàn kết với người biểu tình ở Mỹ. Quy mô và mức độ của các cuộc biểu tình được cho là chưa từng thấy suốt nhiều thập kỷ và dường như sẽ không sớm lụi tàn.
🌃Tuy nhiên, khi được hỏi về khả năng phong trào biểu tình hiện nay tạo ra một sự thay đổi cho nước Mỹ, Long Lê tỏ ra thận trọng.
🅷"Sẽ khó có gì thay đổi. Các nhà lãnh đạo vẫn còn nhiều việc cần làm với nạn phân biệt chủng tộc tại Mỹ", anh nói. "Riêng tôi, tôi muốn chuyển tới bang Texas, nơi có cộng đồng người Việt lớn hơn, để sinh sống thay vì sống ở một thị trấn lạc lõng như hiện nay. Trong thời gian chờ đợi thực hiện kế hoạch này, tôi đã chuẩn bị sẵn súng để đối phó với những kẻ lợi dụng biểu tình để cướp phá".
Anh Ngọc