Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, tuổi thọ trung ✤bình của người Việt Nam là 73,6. Trong đó, tu🃏ổi thọ bình quân của nam giới là 71, nữ giới 76,3.
Trong 30 năm, tuổi thọ trung bình người Việt thêm 8,4 năm. Chênh lệch về tuổi 🥀thọ trung bình giữa nam và nữ qua hai cuộc tổng điều tra gần nhất (cách nhau 5 năm) hầu như không thay đổi, duy trì khoảng 5,4 năm.
Tuổi thọ bình quân thế giới h﷽iện là 72. Như vậy tuổi thọ trung bình người Việt đang cao hơn thế giới 1,6 tuổi. Điều này cho thấy người Việt ngày càng có xu♎ hướng sống lâu hơn. Năm 1960, tuổi thọ bình quân dân số thế giới là 48, trong khi người Việt chỉ 40.
Theo các chuyên gia từ Tổng Cục Dân số, Bộ Y tế, 🌳tuổi thọ ngà🅠y càng tăng cho thấy chất lượng sống của con người tốt hơn. Song, tuổi thọ tăng đồng nghĩa với số người già ngày càng nhiều, trong khi theo xu hướng hiện đại tỷ lệ sinh ngày càng thấp, dẫn đến dân số càng già hóa.
Định nghĩa của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) về tuổi trạng dân số, giai đoạn dân số già hóa là khi tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên chiếm 10% hoặc tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên chiếm 7% tổng dân số. Dân số già là khi tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên chiếm 20% hoặc tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên chiếm 14% tổng dân số. Dân số rất già là khi tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên chiếm 30% hoặc tỷ lệ ngườ💎i từ 65 tuổi trở lên chiếm 21% tổng dân số. Còn dân số siêu già là khi tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên chiếm 35% tổng dân số hoặc tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên chiếm 26% tổng dân số.
Việt Nam đã bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 với 7% người hơn 65 tuổi. T𒁃ám năm sau, năm 2019, số người hơn 65 tuổi chiếm 8,3% dân số. Việt Nam nằm trong nhóm nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Ở các nước phát triển, quá trình chuyển đổi từ già hóa dân số sang dân số già phải mất hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm. Ví dụ Pháp mất 115 năm, Australia 73 năm, Trung Quốc 26 năm; còn Việt Nam chỉ khoảꦺng 17-20 năm.
Ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số, nhận định dân số già hóa có xu hướng tiếp tục tăng lên trong những năm sắp tới. Dự báo,Việt Nam sẽ trở thành nước có dân số già vào năm 2038 với tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên đạt trên 20%. Đến năm 2049, tỷ lệ người cao tuổi sẽ chiếm khoảng 25% dân s🌊ố, tức là cứ 4 người dân có một người cao tuổi.
Đặc điểm của già hóa dân số ở Việt Nam là nữ cao tuổi nhiều hơn nam, với sự gia tăng tỷ lệ góa và tình trạ🌜ng người già sống một mình. Đời sống vật chất của người cao tuổi Việt Nam còn nhiều khó khăn khi 68% sinh sống ở nông thôn, là nông dân v♉à làm nông nghiệp.
Theo ông Tú, tình trạng già hóa dân số tác động đến hầu hết lĩnh vực của đời sống xã hội, bao gồm thị trường lao động, tài chính, nhu cầu về các hàng hóa, dịch vụ, giáo dục, an sinh xã hội và chꦑăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi...
Vấn đề già hóa dân số đặt ra nhiều thách thức cho Việ꧒t Nam, trong bối cảnh quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp. Việt Nam suốt thời gian dài áp dụng chính sách giảm sinh. Hệ thống an sinh xã hội, hệ thống chăm sóc sức khỏe chưa kịp hoàn thiện. Một bộ phận xã hội còn có quan niệm thiên lệch về người cao t🐎uổi, cho rằng là gánh nặng, do đó chưa có nhận thức và hành vi thích ứng với xã hội "già hóa".
"Cần có những chính sách để đảm bảo thích ứng với già hóa dân số, trong đó phải cải thiện công tác chăm sóc sức khỏe cho ng✨ười cao tuổi và hệ thống an sinh xã hội, chính sách lao động cho người cao tuổi", ông Tú nói.