Thôn♔g tin được các chu🔯yên gia đưa ra tại hội thảo nâng cao tầm vóc trẻ Việt Nam được tổ chức mới đây tại Hà Nội.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, các số liệu thống kê từ trước đến na🌳y cho thấy chiều cao của người Việt thuộc loại thấp. Chiều cao trung bình của nam thanh niên là 1,644 m, thấp hơn so với một số nước như Nhật Bản (1,715 m) hay Hàn Quốc (1,739 m)... Chiều cao của nữ giới cũng rất thấp, hiện chỉ có 1,548 m.
“Hy vọng 20 năm sau chiều cao của thanh niên nước ta đạt được như họ. Nguyên nhân không phải vì người Việt di truyền thấp b💃é, nhẹ cân, chúng ta cũng có tiềm năng phát triển giống như các nước khác. Tuy nhiên, sau chiến tranh, đời sống kinh tế còn khó khăn, khẩu phần ăn thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng trong thời gian dài; môi trường sống không sạch sẽ, trẻ dễ mắc các bệnh tiêu chảy, hô hấp... đã ảꩲnh hưởng đến sự phát triển chiều cao”, tiến sĩ Lâm phân tích.
Nhiều công trình nghiêꦡn cứu đã cho thấy việc phát triển chiều cao của trẻ phụ thuộc vào di truyền 20%, còn yếu tố dinh dưỡng, rèn luyện thể thao và môi trư꧒ờng chiếm 80%.
Tiến sĩ Lâm cho biết, ảnh hưởng của tình trạng suy dinh dưỡng giai đoạn từ bụng mẹ đến 3 tuổi lên chiều cao của trẻ khi trưởng thành rất nhiều, c🥃hênh n🧜hau 10 cm. Nếu lúc 3 tuổi trẻ phát triển tốt, đạt 94,5 cm thì chiều cao khi 18 tuổi là 170 cm, trong khi nếu bị suy dinh dưỡng thì con số này chỉ là 158 cm.
Trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến việc biếng ăn, táo bón và ảnh hưởng đến sức khỏe, nhận thức, làm giảm khả năng h꧙ọc hỏi… Việc thiếu vi chất s𒁃ẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển hệ xương và dẫn đến bị thấp còi.
Bên cạnh đó, theo tiến sĩ Nguyễn Gia Khánh, Phó chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam, 60% trẻ dưới 6 t𓆉háng tuổi có triệu chứng về🍸 rối loạn tiêu hóa và hậu quả là trẻ sẽ chậm lớn, thấp còi. Các bệnh nhiễm trùng đường ruột ả✱nh hưởng rất nhiều đến chiều cao của trẻ.
Một khảo sát tại Brazil với gần 200 trẻ cho thấy, trong 2 năm đầu đời nếu trung bình bé bị 7 đợt tiêu chảy thì lúc 7 tuổi sẽ thấp hơn 3,6 cm so với bạn cùng lứa tuổi không mắc bệnh. Trẻ bị giun khi lên 7 c🐭ũng sẽ thấp hơn các bạn khác 4,6 cm. Như vậy trẻ có nguy cơ giảm tới 8,2 cm chiều cao nếu vừa bị tiêu chảy vừa có giun sán trong người. Dù đ💎ược bổ sung dinh dưỡng đầy đủ thì trẻ tiêu chảy nhiều lần cũng vẫn bị thấp còi hơn các trẻ khác.
V𓄧ì thế, các chuyên gia khuyến cáo, để có thể cải thiện được chiều cao của người Việt thì điều quan trọng là cần có những can thiệp dinh dưỡng hợp lý theo chu kỳ vòng đời. Cụ thể, ngay từ khi mang thai, người mẹ cần được bổ sung đủ chất, đủ dinh dưỡ☂ng, đa dạng để ngăn ngừa việc sinh ra những trẻ nhẹ cân, thấp. Tiếp theo đó là việc nuôi dưỡng trẻ thật tốt trong 3 năm đầu đời, trẻ được bú sữa mẹ sớm, hoàn toàn trong 6 tháng đầu, chế độ ăn dinh dưỡng hợp lý, ít mắc bệnh...
Việc bổ sung dinh dưỡng tốt sẽ giúp trẻ nâng cao tầm vóc. Những thực phẩm giàu vitamin A, D; giàu chất sắt, canxi, kẽm như: dầu gan cá, trứng gà, tôm đồng, lươn, gan, ngũ cốc, sữa… rất tốt cho sự phát triển hệ xương t𓃲ừ đó gi♚úp nâng cao tầm vóc của trẻ. Người dân cần đặc lưu ý đến chế độ dinh dưỡng, ăn uống một cách khoa học. Mỗi người cần coi việc ăn cũng như uống𒆙 thuốc, không phải theo sở thích mà cần phải có chế độ hợp lý.
Việt Nam xây dಞựng cả đề án nâng cao thể lực tầm vóc. Trong đó, đặt ra mục tiêu với nam 18 tuổi vào năm 2020 phải có chiều cao trung bình 167 cm và đến năm 2030 chỉ số này là 168,5 cm. Đối với nữ 18 tuổi, năm 2020 chiều cao trung bình là 156 cm và đạt 157,5 cm vào năm 2030.
Nam Phương