Từ đầu tháng 4/2022, Honda Việt Nam chính thức điều chỉnh giá bán nhiều dòng xe máy, xe tay ga, môtô tại Việt Nam. Ngay sau động thái này, các đại lý bán xe máy của hãng này cũng liên tục tăng giá bán kỷ lục. Hiện dòng Wave đang đội giá 3 triệu là mức thấp nhất trong các sản phẩm xe máy của Honda. Ở phân khúc xe ga, các mẫu Lead, Air Blade, Vision đều có giá bán cao hơn đề xuất 7-15 triệu đồng. SH kênh 17-25 triệu. Cao nhất là SH350i, kênh 40 triệu đồng.
Gần đây, tôi có thử tới vài đại lý ủy quyền của Honda Việt Nam để tham khảo giá các dòng xe tay ga cho nữ. Đặc biệt 💃trong số đó, các phiên bản của mẫu xe Honda Vision bị đẩy giá lên đến hơn 11 triệu đồng so với giá niêm yết với lý do khan hàng, thiếu chip sản xuất...
Cụ thể, trong khi giá niêm yết của các phiên bản xe Vision được đăng tải trên website chính thức của hãng giao động♒ 31,8-34,9 triệu đồng, thì thực tế, đại lý báo giá cho tôi 39 triệu đồng với bản tiêu chuẩn; các phiên bản cao cấp, đặc biệt và cá tính lần lượt có giá 40, 42 và 46 triệu đồng. Thậm chí, dù chấp nhận giá chênh lệch cao như vậy, nhưng nhiều phiên bản, màu sắc, tôi muốn mua cũng phải đặt cọc trước và chờ đợi một thời gian chứ không sẵn hàng.
Bản thân là một người có nhu cầu mua xe, nhưng nhìn giಌá bị đội lên tới hơn chục triệu đồng như vậy, tôi chỉ biết ngao ngán thở dài. Đồng ý rằng mức giá đề xuất mà hãng niêm yết chỉ là tham khảo, các đại lý có quyền tăng giá bán thực tế tùy theo điều kiện và thời điểm cụ thể. Ảnh hưởng bởi dịch bệnh khiến nguồn cung khan hiếm, cộng thêm tâm lý ưa chuộng của người Việt với dòng xe này, chuyện đại lý tăng giá cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, thật khó để chấp nhận giá bị đẩy lên tới 30% giá trị chiếc xe như vậy. Ở đây, người bị chịu thiệt nhất đương nhiên là khách hàng mua xe.
Thực tế, câu chuyện xe bị "làm giá" đã k🌸hông xa lạ với người Việt. Tình trạng này đã và đang diễn ra suốt nhiều năm. Tuy nhiên, thay vì bị siết chặt quản lý, mức giá chênh cứ ngày một được nới rộng ra đến mức khó tin. Cuối cùng, người mua ngày càng phải trả số tiền lớn hơn cho một sản phẩm không đúng với giá trị thực của nó. Theo tôi, đó là một sự t🥂hiếu công bằng với người tiêu dùng.
Không chỉ bản thân khách hàng chịu thiệt♊ vì phải cắn răng mua với giá "cắt cổ", mà ngay cả cơ quan thuế cũng bị thất thu đáng kể khi lệ phí trước bạ vẫn chỉ được tính bằng 2-5% giá trị xe do hãng đề xuất, thay vì áp theo giá bán thực tế; thuế GTGT cũng tương tự như vậy. Số tiền chênh lệch do các đại lý tự đặt ra coi như không hề chịu một khoản thuế, phí nào.
Đồng ý rằng giá xe có t💞hể biến động theo thị trường, các đại lý cũng cần kinh doanh có lãi bằng việc bán giá cao hơn so với mức đề xuất của hãng, nhưng tôi cho rằng tăng thế nào, giới hạn ra sao, cần phải có sự tính toán, can thiệp của các cơ quan quản lý, để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng và tránh thất thoát thuế cho nhà nước. Nếu cứ tiếp tục làm ngơ cho các đại lý mặc sức tăng giá bán vô tội vạ như hiện tại, không biết người Việt sẽ còn phải gánh chịu thiệt thòi đến mức nào?