Cuộc thăm viếng lần cuối với thi sĩ "Lá Diêu bông" bắt đầu từ 13h. Nhưng từ 12h30, bạn bè, đồng nghiệp, người yêu thơ ông đã kiên nhẫn đợi trước nhà tang lễ Bộ Quốc phòng (Hà Nội). Bên linh cữu Hoàng Cầm, quây quần đông đủ gia quyến của nhà thơ, từ con cháu ruột thịt của ông với ba người vợ, tới con cháu riêng của bà vợ thứ ba, thảy đều chít khăn vàng, khăn trắng đội tang. Trên bàn thờ, Hoàng Cầm, trong bức ảnh nhỏ, vẫn mái tóc trắng cước, nhẹ nở nụ cười ấm áp với đôi mắt ෴như luôn mơ màng ở một cõi xa.
Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh trư🌄ớc linh cữu Hoà𝐆ng Cầm. |
"Sao xót xa như rụng bàn tay"
Tang lễ nhà thơ, có hàng trăm người đưa tiễn, từ những quan chức như Phó Ban Tuyên giáo Trung ương Phùng Hữu Phú; Bộ trưởng Văn hóa Thể thao Du lịch Hoàng Tuấn Anh; Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu đến những dân thườngꦉ sống chung một lối xóm, hay những người yêu thơ biết Hoàng Cầm qua những "Lá Diêu bông", "Bên kia sông Đuống"...
Trong số các nhà thơ thế hệ ông, Hoàng Cầm gần như là người cuối cùng thực hiện chuyến đi về nơi vô tận. Nên trong lễ viếng xuất hiện nhiều vòng hoa của thân nhân những bạn văn đã mất, những tên tuổi từng "vang bóng một thời": Vũ Trọng Phụng, Trần Dần, Lê Đạt, Trần Huyền Trân, Trịnh Công Sơn... Họ đem đến không chỉ sự tiếc thương, mà còn cả dòng hoài niệm. Không ngăn nổi xúc động, bà Hạc Đính - vợ của cố thi sĩ Trần Huyền Trân - gục đầu trên quan tài mà khóc. Bà nghẹn ngào: "Ông Hoàng Cầm với ông Trần Huyền Trân là bạn. Nhà tôi mất đã 20 năm rồi. Còn lại tôi, vẫn thường lui tới thăm ông Cầm, leo lên tận tầng 5 phòng ông ở. Mùa thu năm ngoái, đến thăm ông, tôi nói: 'Có lẽ đây là lần cuối cùng, tôi cụng ly với anh'. Ông ấy trách: 'Chị đừng có nói gở'"... Kể đến đó, bà lại nấc lên, giàn giụa nước mắt. Trong những dòng thơ, như một lời cuối với Hoàng Cầm, bà viết: "Anh đã ra đi một ngày hè / chợt nghe🐻 tin dữ dạ tái tê...".
Bà Hạc Đính - vợ cố nhàಌ thơ Trần Huyền Trân - chia sẻ mất mát với gia đình thi nhân. |
Vợ nhà thơ Trần Dần, Lê Đạt cũng có mặt trong đoàn đưa tiễn. Viếng xong, họ kiên nhẫn chờ đợi, để đưa nhà thơ nốt đoạn đường về nơi cát bụi. Bà Nguyễn Thị Thúy - vợ nhà thơ Lê Đạt - chia sẻ: "Trần Dần, Hoàng Cầm và꧒ Lê Đạt đều đã đi qua một cuộc đời cơ cực. Nhưng bản tính nghệ sĩ mạnh mẽ đã giú🐭p họ lấy buồn làm vui".
Hoàng Cầm đã sống trọn một cuộc đời, không chỉ với thơ, mà còn với con người. Tang lễ của ông, ngoài giới văn nghệ sĩ là thông gia, hàng xóm chân chất. Lóng ngóng dâng hương, tần ngần ghi sổ tang🌌, xong đâu đấy, bà Vương Thị Hảo lại vừa sụt sùi vừa ngơ ngác nhìn đoàn người đến viếng. Bà chia sẻ: "Con gái tôi lấy con trai út của ông Cầm. Ngoài tình th♒ông gia, tôi còn quý ông ấy như một người anh, vì tính tình hiền lành, thân thiện. Ra tập thơ nào, ông cũng đề tặng tôi. Tủ sách nhà tôi đủ hết các tác phẩm của ông. Tôi thuộc hết: "Về Kinh Bắc", "Men đá vàng", "Mưa Thuận Thành"... Ông đi thì thơ vẫn còn đó. Nhưng là chỗ thân tình, thông gia, tôi thấy trống trải lắm...".
Ngoài những giọt nước mắt, rất đông khách thăm viếng n♕hẫn nại xếp hàng để được bày tỏ cảm xúc của mình trong sổ tang. Từ chỗ 3 cuốn sổ, Ban tổ chức đã phải cung cấp thêm 4 c🐓uốn nữa mới đủ chỗ cho bạn bè, đồng nghiệp của thi nhân viết lời cuối cùng với người đã khuất.
"Những khoảng chiều buồn phơ phất lại"
Câu thơ trong bài "Nếu anh còn trẻ" của Hoàng Cầm dường như là cảm giác của người ở lại khi nhà thơ đã "... trở gót / Quay về lãng đãng bến sông xa". Từ Sài Gòn ra viếng bạn, nhạc sĩ Phạm Duy - người đã phổ nhạc "Lá Diêu bông", "Nếu anh còn trẻ" của Hoàng Cầm - ngậm ngùi: "Tôi tiên liệu được sự ra đi của ông. Tôi thương, nhưng cũng không quá buồn. Cái chết, với lứa tuổi chúng tôi, có khi lại là một sự giải thoát. Hơn nữa, Hoàng Cầm đã sống một cuộc đời trọn vẹn. Với tôi, ông xứng đáng là nhà thơ lớn nhất của thời đại chúng ta. Tôi yêu nước mình vì đọc thơ Hoàng Cầm". Nói không quá buồn, nhưng Phạm Duy thương và đặc biệt là tiếc. "Tôi vừa viết xong ca khúc phổ thơ Bên kia sông Đuống, định sẽ mời Mỹ Linh thu thanh để tặng riêng Hoàng Cầm. Việc chưa xong, ô🔴ng đã mất. Có lẽ tôi sẽ in ra đĩa, đốt trên mộ ông chăng?".
Nhạc sĩ Phạm Duy (phải) và Kiều Loan - con gái nhà 🙈thơ Hoàng cầm vừa từ Mỹ trở về chịu tang cha. |
Nhà thơ Hoàng Hưng cũng có một nỗi xót xa, tiếc nuối trước sự trở về "bên kia Sông Đuống" của Hoàng Cầm. Ông là người đã góp phần thuyết phục nhà thơ viết hồi ký. Và những dòng hồi ký ấy đã được viết ra dưới dạng 43 CD tiếng. Bản quyền số CD này nay thuộc về Công ty văn hóa Phương Nam🌌. "Việc chuyển số CD này ra bản thảo dạng chữ là công việc đòi hỏi nhiều nỗ lực, nhất là khi nhà thơ đã mất. Trong những dòng hồi ký của mình, Hoàng Cầm chia sẻ nhiều điều, đặc biệt là giai đoạn sau 1954", nhà thơ Hoàng Hưng tâm sự. Ông cho biết, chắc chắn, những dòng di cảo bằng lời của thi nhân sẽ được công bố, trong một ngày nào đó.
Trong điếu văn đọ🤡c tại tang lễ Hoàng Cầm, nhà thơ Hữu Thỉnh - chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - khẳng định, thi nhân "Mưa Thuận Thành" là nhà thơ "Độc đáo mà tự nhiên, là mình mà cũng là tất cả". Hữu Thỉnh cho rằng, sinh ra ở Bắc Ninh dường như là một "biệt đãi của số phận" dành cho Hoàn🍃g Cầm, bởi: "để làm một thi nhân, không còn mong ước gì hơn là được sinh ra, tại một vùng quê phong tình vào bậc nhất của đất Bắc, được bồi đắp cái năng lượng sống tối đa đủ tươi tốt cho cả đời người". Và Hoàng Cầm, với ý thức rằng ông chính là "Khí thiêng sông núi nhập / Duyên nghiệp thầm dư ba / Nghĩa tình quê vun đắp / Thấu dạ nghén tài hoa", có lẽ, cũng đã trả hết ân tình cho đời, bằng sự nghiệp thơ độc đáo, tài hoa. Ông, cũng chính là một "biệt đãi" mà số phận đã trao cho văn hóa Kinh Bắc, cho thi ca Việt Nam.
|
Bài và ảnh: Lưu Hà
Chia sẻ cảm xúc của bạn về nhà thơ Hoàng Cầm?