Nhiều đội tuyển quốc gia Nhật Bản thi đấu các môn thể thao khác như bóng chuyền, bóng ném đều sử dụng đồng phục màu đỏ, đại diện cho sắc mặt trời trên quốc꧃ kỳ nước này.
Nhưng đội tuyển bóng đá Nhật từ lâu đã thi đấu trong màu áo xanh đặc trưng, khiến họ có biệt danh "Samurai xanh". Màu áo đấu này có nguồn gốc từ cách đây hơn 90 ♔năm, từ những trận đấu đầu tiên của đội tuyển quốc gia Nhật.
Sau k🃏hi Hiệp hội Bóng đá Nhật Bản (JFA) được thành lập năm 1921, nước này cử một đội tuyển bóng đá sinh viên đại diện cho đất nước thi đấu tại Giải vô địch các quốc gia Viễn Đông, tiền thân của Đại hội Thể thao châu Á (ASIAD) ngày nay.
Đến năm 1930, Nhật mới thành lập đội tuyển quốc gia, tuyển chọn cầu thủ trên ♎toànꦏ quốc để tham dự Giải vô địch các quốc gia Viễn Đông. Khi chuẩn bị đồng phục cho đội tuyển quốc gia, họ đã chọn màu xanh lam nhạt.
Theo Mainichi, có hai giả thuyết về lựa chọn màu áo xanh này cho đội tuyển quốc gia khi đó. Giả thuyết thứ nhất cho rằng màu xanh này chính là màu đồng phục của các đội thể thao từ Đại học Hoàng gia Tokyo, tiền thân𓆉 của Đại học Tokyo danh tiếng, nơi đào tạo lứa tuyển thủ đầu tiên cho tuyển quốc gia.
Giả thuy💦ết còn lại cho rằng Nhật Bản sử dụng màu xanh lam tượng trưng cho "vùng biển bao 💖quanh đất nước".
Màu xanh trên áo đấu của đội Nhật Bản được duy trì trong thời gian dài. Sau khi các cường quốc bóng đá thế giới bắt đầu sử dụng màu quốc kỳ trên trang phục thi đấu, tuyển Nhật Bản cũng thay đổi và sử dụng màu áo đỏ dưới thời huấn luyện viên Kenzo Yokohama giai 💃đoạn 1988-1991.
Tuy nhiên, đội tuyển Nhật thời kỳ này thi đấu không ấn tượng và không vượt qua được vòng sơ loại khu vực châu Á để dự World Cup 1990 ở Italy. Trang phục thi đấu của tuyển Nhật ౠsau đó được đổi lại thành màu xanh lam truyền thống.
Bên cạnh yếu tố lịch sử này, nhiều người cũng cho rằng Nhật Bản chọn sắc xanh để tránh nhầm lẫn với nhiều đội bóng sử dụng trang phục màu đỏ trong khu vực, 🌟trong đó có Hàn Quốc và Trung Quốc.
Đức Trung (Theo Mainichi)