Thời gian qua, nhiều sông, hồ ở miền Bắc thiếu nước dẫn tới thủy điện hoạt động gián đoạn, gây thiếu điện. Ông Ngô Mạnh Hà, Cục phó Quản lý Tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường, trả lời VnExpress🎐 về hiện trạng cũng như giải pháp trong thời gian tới.
- Hơn một tuần qua miền Bắc mưa lớn, nước sông hồ đã được cải thiện, nhưng so với trung bình nhiều năm vẫn thiếu hụt. Vì sao xuất hiện tình trạng như vậy?
𒅌- Thứ nhất, năm nay mưa thiếu hụt ở hầu hết lưu vực sông trên cả nước, đặc biệt là tháng 3-4 với lượng thiếu 20-50% so với trung bình nhiều năm. Thứ hai do nắng nóng kéo dài khiến độ bốc hơi nước lớn. Nắng nóng dẫn tới nhu cầu sử dụng điện ở miền Bắc tăng cao, phải huy động rất lớn nguồn nước từ các hồ thủy điện như Lai Châu, Sơn La, Tuyên Quang, Hòa Bình, Thác Bà. Tháng 5 và khoảng 20 ngày đầu tháng 6, mực nước các hồ đã giảm rất nhanh, nhiều thời điểm xuống mực nước chết.
🐼Các công trình thủy điện đã có quy trình vận hành liên hồ, những năm trước đây vận hành rất ổn, đã điều tiết cho mùa cạn, không xảy ra thiếu nước. Tuy nhiên, năm nay do đặc thù nắng nóng kéo dài, nguồn nước về yếu, đồng thời các nguồn nguyên liệu ví dụ than để phục vụ cho ngành điện rất thiếu. Vấn đề an ninh năng lượng đặt nặng lên vai của thủy điện dẫn tới việc huy động có thời điểm phải tăng cao. Để đảm bảo năng lượng, chúng ta phải chấp nhận hiện trạng đó. Đây là bài toán giữa an ninh năng lượng và cân bằng nguồn nước.
- Các sông lớn Việt Nam phần lớn bắt nguồn từ nước ngoài. Vậy tình trạng nước đầu nguồn này đang như thế nào?
- 🙈Nước ta có 3.450 sông, suối dài trên 10 km với tổng lượng trung bình mỗi năm khoảng 935 tỷ m3, trong đó chủ yếu là nước mặt với hơn 844 tỷ m3, nước dưới đất hơn 90 tỷ m3. Tổng lượng nước bình quân trên đầu người một năm khoảng 9.500 m3, cao hơn so với tiêu chuẩn khu vực và toàn cầu.
൲Tuy nhiên, nguồn nước ở Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào nước ngoài và phân bố không đồng đều theo không gian và thời gian. Cụ thể, tổng lượng nước từ nước ngoài chảy vào Việt Nam khoảng 504 tỷ m3, chiếm 60%. Lượng nước trong 3-5 tháng mùa lũ chiếm tới 70-80%, trong khi đó 7-9 tháng mùa khô chỉ xấp xỉ 20-30% lượng nước cả năm.
💃Thời gian qua, nguồn nước đầu nguồn cũng gặp khó khăn. Nhưng chúng ta chưa có đầy đủ hệ thống quan trắc tại đầu dòng chảy vào Việt Nam cũng như cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin với nước bạn để nắm bắt tình hình cụ thể.
- Ngoài phụ thuộc vào nước ngoài, tài nguyên nước của Việt Nam còn đối mặt với thách thức nào?
- ꦗVấn đề lớn nhất nguồn nước ở Việt Nam phụ thuộc dòng chảy từ nước ngoài. Nếu như không xét đến vấn đề khách quan này thì điều đáng quan tâm nhất hiện nay là nhu cầu phát điện và nhu cầu sử dụng nước cho nông nghiệp, sinh hoạt dưới hạ lưu đang có sự khác nhau về mặt thời gian. Khi nhu cầu điện tăng (mùa hè) thì hạ lưu không có nhu cầu cao về nước. Khi hạ lưu có nhu cầu về nước (mùa khô tháng 11 đến tháng 3 năm sau) thì nhu cầu về điện lại chưa tăng.
ꦕNhững năm gần đây, nguồn năng lượng tái tạo với điện mặt trời là chủ yếu, hoạt động lúc 9h-14h dẫn tới phải giảm công suất vận hành các nhà máy thủy điện, đồng nghĩa giảm xả nước. Điều này cũng phần nào làm thay đổi dòng chảy, mất cân bằng mực nước ở hạ du.
🍸Trên lưu vực sông Hồng có một vấn đề rất lớn là biến đổi dòng chảy, phải hạ thấp mực nước phục vụ trạm bơm tưới tiêu ở hạ du. Những năm trước khi chưa có sự biến đổi thì các hồ thủy điện chỉ phải xả hơn 2 tỷ m3 đã đảm bảo cho tưới tiêu, nhưng những năm gần đây phải xả hơn 5 tỷ m3.
🅷Ngoài ra, còn có một số vấn đề như chồng chéo giữa các bộ ngành trong quản lý nguồn nước, công trình khai thác, sử dụng lãng phí nước; nguồn lực đầu tư trong công tác quản lý tài nguyên nước rất hạn chế. Nguồn thu hàng năm từ nước hàng nghìn tỷ đồng nhưng số quay lại để bảo vệ, tái tạo không đáng bao nhiêu.
- Dự báo 10 năm tới, nguồn nước Việt Nam sẽ thay đổi thế nào?
൲- Theo tính toán trong Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia, đến năm 2030 tổng lượng nước dự báo đạt 948,4 tỷ m3, tăng khoảng 2% so với hiện tại. Trong đó, mùa cạn khoảng 289 tỷ m3, giảm 2,1%; mùa lũ 659 tỷ m3, tăng 2,4%.
♕Nhu cầu sử dụng nước toàn quốc năm 2030 dự kiến là 122,5 tỷ m3, cao hơn so với hiện tại hơn 4,6 tỷ m3. Ở mùa cạn, nhu cầu dự báo sẽ là 80,5 tỷ m3, tăng gần 3 tỷ m3 so với hiện tại; mùa lũ là 41,97 tỷ m3, tăng hơn 2 tỷ m3.
൩Từ số liệu trên có thể thấy nguồn nước không phải là vấn đề chính trong quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam trong giai đoạn tới. Vấn đề là sẽ xuất hiện trạng thái mùa lũ đã dài thì ngày càng nhiều nước trong khi mùa cạn đã thiếu nước sẽ lại càng thiếu hơn. Dự báo này đã được chứng minh từ thực tiễn 10-20 năm qua khi thời tiết ngày càng cực đoan, hạn hán gay gắt, lũ lụt nghiêm trọng, lũ quét, sạt lở đất làm thay đổi dòng chảy xuất hiện ngày càng nhiều.
- Để đảm bảo nguồn nước cho thủy điện cũng như cho sản xuất, sinh hoạt, những vấn đề trên sẽ được giải quyết như thế nào?
🅰- Tôi cho rằng nguồn nước không phải là vấn đề quá lớn mà thách thức ở đây là phân bổ, điều tiết dòng chảy làm sao để đảm bảo sự cân bằng, giữ được nước mùa lũ để sử dụng khi hạn hán, xả nước khi có nguy cơ mất an toàn. Đây là bài toán khó, đòi hỏi chúng ta phải có phương án dự phòng trong điều hòa các hồ chứa.
🤪Trong dự luật Tài nguyên nước sửa đổi lần này, chúng tôi đã tập trung vào vấn đề điều hòa, phân bổ nguồn nước, đặc biệt là trong điều kiện hạn hán thông qua công cụ hỗ trợ ra quyết định và trên nền tảng công nghệ số. Mục tiêu là vận hành hồ chứa theo thời gian thực, lúc đó sẽ xử lý tốt hơn bài toán vênh nhau giữa nhu cầu và năng lực của các hồ chứa.
🌱Chúng ta cũng cần đầu tư cho hệ thống quan trắc để lúc nào cũng phải cập nhật được tình hình thủy văn, thời tiết, nguồn nước trên các sông, hồ chứa, hiện trạng khai thác sử dụng nước của các công trình ở thượng nguồn để phân bổ hợp lý, cân đối giữa nguồn nước cho sản xuất, sinh hoạt và an ninh năng lượng.