"Nhiều người cứ phản đối ầm ầm quy định nồng độ cồn bằng 0 vì chưa nhìn thấy những lợi ích thật sự của nó. Một khi thấy được hết những điều tích cực mà xã hội nhận được từ quy định này, tôi tin người ta sẽ không còn bàn cãi, bàn lùi nữa. Những nguyên nhân, lợi ích mà Bộ Công 💎an đưa ra mới là ở bề nổi, dễ nhìn thấy. Nhưng còn rất nhiều lợi ích to lớn khác mà không phải ai cũng nhận ra, như nâng cao sức khỏe cộng đồng, duy trì nòi giống khoẻ mạnh...
Tất nhiên, thời hiện đại, điều này nghe vẻ xa vời, nhưng nếu người dân bỏ bớt bia rượu thì sẽ rất tuyệt vời. Khi đó, bạo hành gia đình sẽ giảm, bình đẳng giới được đảm bảo, kinh tế sẽ phát triển lành m🐈ạnh, người ta sẽ không còn phải đàm phán trên bàn nhậu, phải chén chú chén anh trước khi ký kết hợp đồng... Và còn rất nhiều nhữnꦯg tác động tích cực lên mọi mặt đời sống xã hội mà tôi không thể kể ra hết.
Tóm lại, tôi ủng hộ quy định độ cồn bằng 0. Mọi thói quen, hành vi đều có thể điều chỉnh theo từng giai đoạn, một cách hợp lý. Ngày xưa, khi bàn về chuyện đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, rất nhiều người cũng bàn tới bàn lui. Nhưng tới nay thì sao, đội mũ bảo hiểm đã thành chuyện thường ngày. Thế nên, với quy định nồng độ cồn cũng vậ🦩y, cứ làm đi, vì điều này tốt cho nhiều người, tốt cho cả xã hội".
Đó là quan điểm của độc giả Thành Công xung quanh lý giải của Bộ Công an về việc duy trì nồng độ cồn bằng 0. Theo báo cáo, từ tháng 6/2022 đến tháng 12/2023, số người chết và bị thương vì tại nạn giao thông đường bộ liên quan đến rượu, bia chiếm 20%. Từ năm 2018 đến năm 2023, tổng số lượt nạn nhân đến cấp cứu, điều trị do tai nạn giao thông đ🌸ường bộ là 2,74 triệu, trong đó số nạn nhân có liên quan đến rượu, bia hơn 425.000 lượt người. Trong khi đó, việc kiểm soát vi phạm nồng độ cồn đối với lái xe đang phát huy rất hiệu quả. Trong năm 2023, tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu bia giảm 25% số vụ, giảm 50% số người chết và giảm 22% số người bị thương so với 2022.
>> 'Phạt tù người vi p🎃hạm nồng độ cồn sẽ thiếu tính giáo dục'
Ủng hộ quan điểm duy trì quy định nồng độ cồn bằng 0 khi tham gia giao thông, bạn đọc Nguyễn Anh Dân phân tích: "Nên nhớ rằng có cồn trong máu thì khi đo mới có nồng độ cồn. ꧑Cánh lái xe chở khách đi nhậu về thường xuyên nhưng có ai bị phạt vì vi phạm nồng độ cồn đâu. Hãy đến các cơ sở sản xuất rượu thủ công - nơi những người làm việc suốt ngày hít mùi rượu và đo thử xem có ai có nồng độ🍒 cồn không? Đừng ngụy biện bị phạt oan vì có nồng độ cồn.
Còn về chuyện ăn uống thì tại sao cứ phải ăn những móꦿn có thể làm cho nồng độ lớn hơn 0 trước khi tham gia giao thông? Chiều về nhà nghỉ ngơi, khi không còn tham gia giao thông thì các bạn cứ việc ăn các loại trái cây, uống nước trái cây, cơm rượu... có thể tạo nên nồng độ cồn, ăn cho đã rồi đi ngủ. Còn nếu xác định phải lái xe thì🅰 đừng có ăn.
Nếu biết ăn con tôm hấp bia là 𓄧trong người đã có nồng độ cồn thì sao không bỏ ăn đi. Không ăn tôm hấp bia thì có sao đâu. Bạn có thể chế biến thành vô số món ăn ngon, hấp dẫn khác mà đâu cần dùng đến bia, rượu. Vậy tại sao cứ phải ăn tôm hấp bia rồi lấy lý do là vì thế nên trong người có nồng độ ♓cồn?".
Nói thêm về lợi ích của quy định nồng độ cồn bằng 0, độc giả Lemuoi nhấn mạnh: "Quy định này còn giúp người lái xe tránh được tình trạng bị ép uống rượu, bia, nhất▨ là khi văn hóa của người Việt vốn hay cả nể. Nếu có một hạn mức nào đó thì tài xế có thể gặp trường hợp bị ép uống. Đồ uống có cồn gây nghiện, đã bắt đầu uống là không dễ dừng, mà khi đã say thì sẽ khó nhớ luật quy🌠 định gì.
Tôi cho rằng nồng độ cồn👍 bằng 0 là con số quá lý tưởng. Vì người uống bia, rượu hôm trước sẽ phải mất tối thiểu 10-12 giờ trở lên thì mới hết được nồng độ cồn, cho dù chỉ uống một hay hai lon bia hoặc một vài chén rượ🌄u. Đó sẽ là cơ sở để nâng cao ý thức nhậu của người dân và cải thiện ý thức giao thông của người cầm lái".
Làm gì để quy định nồng độ cồn bằng 0 đi vào đời sống mà không vấp phải những phản ứng trái chiều? Bạn đọc Vanhungktdt nêu quan điểm: "Tôi rất ủng hộ cấm người có nồng độ cồn (do uống bia, rượu) điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng nên xây dựng một mẫu quy trình đo nồng độ cồn một cách rõ ràng và áp dụng trên toàn quốc. Ngoài ra, phải dự đoán được các tình huống tranh cãi xảy ra giữa người dân và lực lượng chức năng 💟để l🍬ên phương án xử lý.
Đơn cử, đôi khi máy móc bị trục trặc dẫn đến kết quả sai lệch, hoặc nhiều người không bia, rượu mà vẫn có n𒐪ồng độ cồn do ăn phải đồ ăn chẳng hạn (lỗi vô tình), thì lực lượng chức năng phải tiến hành lấy mẫu xét nghiệm tại chỗ cho người vi phạm. Làm như vậy vừa dễ cho lực lượng chức năng và người dân cũng cảm thấy thoải m☂ái khi chấp hành xử phạt".
Cùng chung quan điểm, độc giả Tam Phong đề xuất: "Nếu Bộ Y tế có thể nghi🌳ên cứu và đưa ra được cơ sở tham khảo khi sử dụng đồ ăn, thức uống có cồn để người dân được an tâm tham gia giao thông thì sẽ không xảy ra tranh cãi. Ví dụ: uống 2-3 chai bia 5% cồn thì sau bao lâu cơ thể mới đào thải hết? Hay ăn trái cây lên men, tôm hấp bia thì sao...?
Còn như bây giờ, cứ mỗi khi uống rượu bia hôm trước là hôm sau người dân cứ phải hồi hộp khi tham gia giao thông. Lý do đơn giản là họ không có thiết bị đo cồn và không có cơ sở khoa học để đối chiếu nên bị rơi vào thế khó. Tôi nghĩ rằng, nếu lực lượn🐼g CSGT chia ra nhiều m💫ức phạt hơn thì sẽ giải quyết được tình trạng bất cập. Chẳng hạn, nếu nồng độ cồn quá nhỏ có thể chỉ phạt hành chính và cảnh cáo chứ không tạm giữ phương tiện cũng như bằng lái của người vi phạm...".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng vớꦏi q♕uan điểm 168betvisa-slots.com.