Theo điều tra của tờ Today show, không khó để kẻ gian có được thông tin thẻ tí🧸n dụng của du k𝔍hách khi họ mới chỉ đi dạo quanh bể bơi hay tắm nắng trong khu nghỉ dưỡng.
Phóng viên tờ The Sun - Jeff Rossen đã thuê người thiết lập mạng Wi-Fi giả tại khách sạn Grand Fiesta Americana, Mexico. Tên truy cập giả được tạo giống𒐪 tên Wi-Fi của khách sạn.
Khi du khách đăng nhập vào điểm truy 💙cập Wi-Fi mạo danh, mọi hoạt động mua sắm, chi tiết chuyến bay hay thông tin giao ♐dịch với ngân hàng đều bị theo dõi.
Sau đó Rossen dùng thông tin thu được trên điện thoại để tìm những người "💎mắc 🦩bẫy" trên bãi biển và đưa ra cảnh báo. Hầu hết du khách đều rất sốc và 🧔hoang mang khi biết mình đã bị qua mắt quá dễ dàng.
Phóng viên tờ The Sun còn cung cấp thêm ꧒các mẹo giúp họ bảo mật thông tin trong kỳ nghỉ.
Đầu tiên là không sử dụng Wi-Fi công cộng khi thanh toán online. Bật dữ liệu di động cho mọi thanh toán. Cách này có thể tốn kém hơn nhưng nó sẽ bảo vệ thông tin cá nhâওn của bạn khỏi tin tặc.
Rossen cũng khuyên người dùng ဣnên xóa lịch sử đăng nhập Wi-Fi khi di chuyển giữa các địa điểm để tránh tình trạng đăng nhập tự động. Ngoài ra bạn cũng nên tắt tính năng “tự động kết nối Wi-Fi” trong phần cài đặt.
Một mẹo nhỏ khác là bạn có thể kiểm tra Wi-Fi của🌼 khách sạn bằng c��ách cố tình truy cập vào tên Wi-Fi của phòng khác. Nếu bạn dễ dàng kết nối được thì rõ ràng đây là Wi-Fi giả. Mạng Wi-Fi thật sẽ chỉ cho phép truy cập khi nhập đúng thông tin.
Tại Australia, công dân được cảnh báo thậ🔥n trọng trước khi truy cập Wi-Fi miễn phí, mọi sơ suất có thể dẫn đến hậu quả khôn lường.
Cuối năm ngoái, cảnh sát Australia đã ghi nhận trường hợp người đàn ông bị mất một lượng tiền ảo Bitcoin tương đương 155.000 USD sau khi kết nối mạng Wi-Fi mi💦ễn phí của một nhಌà hàng.
Yến Tạ