Theo Reuters, phân tích chi tiết ca nhiễm bệnh của bệnh nhân 35 tuổi này, các nhà khoa học từ Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh tỉnh Chiết Giang cho rằng trường hợp này khác với những trường hợ♚p trước bởi ca bệnh này rất nghiêm trọng. Bệnh xuất hiện trên một bệnh nhân trẻ tuổi và không có tiếp xúc trực tiếp với gia cầm sống trước khi bị bệnh.
Theo các nhà nghiên cứu, trường hợp này cùng với một ca nhiễm mới vừa được xác nhận cách đây vài ngày trên một người đàn ông 67 tuổi sống tại thành phố Gia Hưng, cũng thuộc tỉnܫh Chiết Giang, làm công việc vận chuyển và bán gia cầm, cho thấy rằng virus này tiếp tục tồn tại trên gia cầm trong suốt mùa hè.
Chung nhận định, những chuyên gia về cúm trên toàn cầu cũng liên tục cảnh báo rằng các trường hợp nhiễm bệnh giảm rõ rệt trong những tháng vừa rồi không🍃 có nghĩa là nguy cơ về cúm gia cầm H7N9 đã đi qua.
Phân tích khoa học đầu tiên về khả năng lây truyền của chủng virus H7N9 từ người sang người đăng vào tháng 8 đã cung cấp những bằng chứng chắc chắn về có khả năng lây lan của virus này trên người và do đó, tiềm ẩn khả năng gây ra đại dịch lớn. Một nghiên cứu khác cũng cꦇông bố vào tháng 8 cũng đã phát hiện ra nhiều dòng🔥 virus H7 khác đang tồn tại trên các loại gia cầm và đe dọa làm “bùng phát thêm các dịch cúm khác”.
Các nhà nghiên cứu cho biết, dựa vào kinh nghiệm của Trung Quốc trong mùa xuân năm nay, khi có 30 trường hợp vào tháng 3 và đỉnh điểm với 88 ca nhiễm vào tháng 4, phương ph🥃áp tốt nhất hiện tại là duy trì và tăng cường giám sát trên người và động vật để chắc chắn các ca nhiễm H7N9 mới được phát hiện và chẩn đoán nhanh chóng. Đồng thời, chiến dịch vệ sinh và đóng cửa các chợ gia cầm sống có thể là biện pháp nhằm giảm thiểu khả năng lây nhiễm và các trường hợp tử vong vì virus này.
Chủng virus H7N9 xuất hiện lần đầu tiên trên người vào đầu năm nay đã gây tử vong cho 45 trên khoảng 135 ca nhi🌃ễm bệnh, trước khi có dấu hiệu lắng xuống trong suốt mùa hè.
Ngày 26/10, Trung tâm Phòng chống cúm quốc gia Trung Quốc tuyên bố đã điều chế thành công vắcxin phòng chống bệnh cúm gia cầm chủng H7N9. Đây là loại vắcxin cúm đầu tiꦕên được các nhà khoa học Trung Quốc phátꦇ triển thành công.
Theo thống kê của Tổ chức y 💞tế thế giới WHO, cúm chủng H7N9 có thể dễ dàn♉g lây từ gia cầm sang người với tốc độ nhanh hơn các loại virus cúm gia cầm khác, kể cả virus H5N1 từng làm hơn 250.000 người tử vong trên toàn thế giới. Do vậy, giới khoa học đánh giá vắcxin chống cúm H7N9 sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này.
Thu Hiền - Vân Anh