Đại diện Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế báo cáo tại Hội nghị triển khai công tác Y tế 2024 ngày 24/1, cho biết số mắc Covid-19 trong những tháng cuối năm 2023 thấp, chỉ 55 trường hợp. Hai tuần đầu tháng 1, số mắc, nhập viện tăng đến 419 ca, không có ca tử voꩵng, hệ thống điều trị vẫn đáp ứng tình hình thực tế.
Tuy nhiên, một số bệnh viện ghi nhận rải rác trường hợp mắc Covid-19 đồng nhiễm nhiều tác nhân đồng thời có bệnh nền, do đó trở nặng, thời gian điều trị kéo dài. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội tháng 1 tiếp nhận một bệnh nhi 5 tuổi, xét nghiệm dương tính cúm A và Covid, chưa tiêm vaccine. Bé mệt mỏi, ăn kém, thường ho và sốt cao. Sau một tuần điều trị và theo dõi, bệnh nhi đáp ứng tốt và được xuất viện. Trước đó, bệnh v♔iện ghi nhận một số ca viêm phổi, viêm phế quản, phải nhập viện. Một trường hợp khác đầu tháng 1 nhập Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương do đồng nhiễm cúm ꦅA và Covid-19 trong tình trạng suy hô hấp, phổi trắng xóa, phải điều trị tích cực.
TTƯT.PGS.TS. Chu Thị Hạnh, Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, nhận định gần đây số ca mắc Covid-19 tăng trong khi bệnh cúm A, dịch bệnh khác vẫn phức tạp, khiến nhiều người mắc đồng thời hai bệnh. Vi khuẩn và virus tương tác, cộng sinh nên gây nhiễm trùng nghiêm trọng hơn, tình trạnඣg bệnh nhân thường ♔nặng, khó điều trị. Ví dụ nhiễm cúm đồng thời với Covid-19 khiến niêm mạc đường hô hấp bị tổn thương, thuận lợi cho vi khuẩn phế cầu trú ở vùng hầu họng xâm nhập, gây bệnh ở phổi và ngược lại.
Trên những người có bệnh nền, việc đồng nhiễm nhiều tác nhân sẽ tăng nguy cơ trở nặng, điều trị khó khăn, kéo dài, nguy cơ để lại nhiều di chứng ở hệ hô hấp như: xẹp, áp xe, phù phổi; suy🦩 hô hấp. Một dữ liệu nghiên cứu tại Arab Saudi cho thấy 50% bệnh nhân tử vong do mắc đồng thời Covid và tác nhân khác, trong khi 18,7% bệnh nꦕhân tử vong khi chỉ mắc Covid-19.
Phế cầu là căn nguyên vi khuẩn đồng nhiễm thường gặp. Theo các ng📖hiên cứu, người mắc đồng thời Covid-19 và phế cầu xâm lấn có tỷ lệ tử vong cao gấp 7 lần so với nhóm chỉ mắc phế cầu xâm lấn. Tỷ lệ tử vong cao gấp 4 lần so với thông thường khi nhiễm Covid trong vòng 28 ngày sau khi bị bệnh phế cầu xâm lấn.
Cúm cũng thường đồng nhiễm, bội nhiễm với Covid. Theo nghiên cứu 🐷trên tạp chí Lancet, người trưởng thành nhập viện nhiễm đồng thời hai tác nhân nói trên, có nguy cơ thở máy cao gấp 4 lần và nguy cơ tử vong cao hơn 2,4 lần so với các bệnh nhân chỉ nhiễm Covi🌄d hoặc nhiễm một trong số các loại virus khác. Ngoài ra, virus cúm làm tăng 6-10 lần nguy cơ nhồi máu cơ tim, tăng nguy cơ viêm phổi lên 100 lần, thúc đẩy những cơn kịch phát ở bệnh nhân COPD, hen suyễn...
Theo PGS Hạnh, hiện thời tiết thay đổi bất thường, dịp cận Tết là thời điểm nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao. Trong khi đó, tỷ lệ chủng ngừa Covid-19 giảm và đã xuất hiện tại TP HCM, được xếp vào nhóm đáng quan tâm. Vì vậy, bác sĩ khuyến෴ cáo người dân cảnh giác, chủ động phòng bệnh bằng nhiều biện pháp như tiêm chủng, tránh nơi đông người, đeo khẩu trang, giữ vệ sinh cá nhân.
Trên toàn quốc, Bộ Y tế đã nhiều lần yêu cầu các địa phương chủ động phòng chống dịch bệnh. Ngày 24/1, cơ quan đầu ngành y tế đề nghị các địa phương triển khai kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2024; tiếp tục các hoạt động như: vệ sinh phòng bệnh, chống dịch bệnh tại các cơ sở giáo dục, trường học. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và các đơn vị y tế dự phòng thường xuyên, liên tục theo dõi, giá🃏m sát tình hình dịch bệnh trên địa bàn, lưu ý theo dõi sự gia tăng các trường hợp mắc bệnh lây qua đường hô hấp, các trường hợp viêm phổi nặng do virus, phát hiện sớm ca bệnh...
Nói thêm về các biện ph🌊áp phòng bệnh, vaccine, bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng , cho biết các tổ chức y tế từng công bố về khả năng "miễn dịch chéo" của vaccine cúm, phế cầu, ho gà đối với Covid-19 và khuyến cáo tiêm ngꦇừa.
Cụ thể, vaccine phòng cúm, phế cầu có tác dụng bảo vệ nhờ khả năng🐭 miễn dịch đã được huấn luyện; giúp tăng cường phản ứng miễn dịch bẩm sinh của bạch cầu trung tính, tế bào đuôi gai và đại thực bào thông qua cảm ứng đặc điểm giống trí nhớ. Từ đó, các mũi tiêm có thể giảm nguy cơ mắc bệnh, giảm nhẹ triệu chứng và biến chứng khi mắc Covid-19.
Nhiều nghiên cứu cho thấy người lớn tuổi được tiêm ngừa phế cầu có nguy cơ nhiễm Covid-19 thấp hơn 35% so với người lớn không tiêm chủng. Vaccine bảo vệ 23-49% chống lại các v𓆏irus hô hấp liên quan đến viêm phổi, bao gồm🔯 Covid ở người. Người trên 65 tuổi đã chích ngừa Prevenar 13 giảm 32% nguy cơ nhập viện và tử vong do Covid.
Vaccine có thành phần phòng bệnh ho gà (bạch hầu - ho gà - uốn ván) đã được chứng minh có khả năng tạo "mꦰiễn dịch chéo không đặc hiệu" với Covid-19. Mũi tiêm ngừa cúm hiệu quả 70-90%, giảm nguy cơ tăng nặng các bệnh đang mắc, tránh đồng nhiễm virus, vi khuẩn khác. Một mũi vaccine cúm có thể giúp giảm 50% nguy cơ nhập viện và 68% tỷ lệ tử vong ở người cao tuổi, 15-45% nguy cơ nhồi máu cơ tim cấp, 46% nguy cơ hen cấp, 58% ở bệnh nhân đái tháo đường.
Ngoài ra, các vaccine như 5 trong 1, 6 trong 1, vaccine Quimi-Hib ngừa vi khuẩn Hib có thể phòng viêm ph🍬ổi, vaccine phòng bệnh ho gà - bạch hầu - uốn ván giúp n🦩găn biến chứng nguy hiểm của viêm phổi, bảo vệ hệ hô hấp khỏe mạnh trước dịp Tết.
Gia Nghi