Bộ Ngoại giao Philippines ngày 11/2 thông báo chấm dứt Thỏa thuận Các lực lượng Thăm viếng (VFA) với Mỹ nhằm đáp trả việc Washington hủy visa và từ chối cho thượng nghị sĩ Ro🧜naldo dela Rosa nhập cảnh. VFA sẽ hết hiệu lực sau 180 ngày nếu Philippines và Mỹ không đạt thỏa thu꧃ận nhằm trì hoãn hoặc đảo ngược quá trình này.
Theo Prashanth Parameswaran, chuyên gia về quốc phònꦅg và an ninh Đông Nam Á, nếu hai bên không thể cứu vãn VFA, đây sẽ là một൲ cuộc "ly hôn" trong quan hệ vốn đang có nhiều bất đồng giữa Mỹ và Philippines. Việc Philippines đơn phương chấm dứt VFA với Mỹ cũng có thể làm đổ vỡ các mối liên kết kinh tế và dân sự hai nước, thậm chí tác động đến khu vực rộng lớn hơn.
Mỹ và Philippines xây 🉐dựng quan hệ đồng minh bằng Hiệp ước Phòng thủ chung 1951, dựa trên hợp tác sâu rộng giữa hai nước trước đó. Tuy nhiên, liên minh này đã trải qua nhiều sóng gió, như quá trình đàm phán lại các điều khoản sử dụng căn cứ vào thập niên 1970 hay việc Philippines🎉 đóng cửa các căn cứ quân sự của Mỹ ở Vịnh Subic thập niên 1990.
Việc Philippines đóng cửa căn cứ quân sự Mỹ ở Vịnh Subic khiến quan hệ hai nước trở nên bấp bênh, nhưng cũng thúc đẩy sự ra đời của VFA. Sau khi quân Mỹ rời đi𝕴, Philippines đối mặt với mối đe dọa ngày càng lớn từ các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông, buộc họ ký VFA vào tháng 5/1999.
Kể từ khi lên nhậm chức năm 2016, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã khiến quan hệ với Mỹ ngày càng lạnh nhạt khi công khai bày tỏ quan điểm ngả về phía Trung Quốc để đổi lấy các khoản viện trợ về kinh tế, quân sự. Tuy nhiên, việc chính quyền của ông chấm dứt VFA sẽ trở thành mối đe dọa lớn nhất cho liên minh Mỹ - Philippines.
Khi VFA kết thúc, quan hệ hai nước sẽ trở lại🌠 tình trạng đầu những năm 1990. Liên minh hai nước vẫn tồn tại, nhưng bị hạn chế do thiếu thành phần cốt lõi là sự hiện diệnꦑ của quân đội Mỹ, đóng vai trò tạo điều kiện hợp tác, khả năng tương tác và xây dựng năng lực quốc phòng song phương.
Nếu không đạt được điều khoản cho phép quân đội Mỹ đồn trú luân phiên trên lãnh thổ Philippineಌs, hai nước có thể phải thảo luận và xem xét lại tiềm năng lẫn hình thức hiện diện, dù chúng củng cố hợp tác q🎀uốc phòng. Quan chức hai nước nhiều lần nói các cơ chế giống VFA là nền tảng cho phép thay thế quan hệ hợp tác bị phá vỡ và cho phép Mỹ hiện diện quân sự tại Philippines.
Việc chấm dứt VFA không khiến quan hệ đồng minh Mỹ - Philippines tan rã ngay lập tức, nhưng nó sẽ khiến tình hình trở nên phức tạp hơn. Nó sẽ giáng một đòn mạnh vào tất cả quan hệ đồng minh dựa trên hiệp ước của Mỹ tại châu Á, trong bối cảnh nước này rất cần đồng minh, đối tác trong "cuộc cạnh tranh giữa các siêu c🀅ường" với Nga và Trung Quốc.
Còn đối với Philippines, việc không cho lực lượng quân sự Mỹ hiện diện trên🦩 lãnh thổ sẽ khiến nước này mất đi một nguồn đảm bảo꧅ an ninh đáng kể, trong bối cảnh năng lực quân sự Philippines vẫn còn hạn chế và mối đe dọa từ Trung Quốc vẫn chưa chấm dứt, theo Parameswaran.
Điều này còn làm tăng bấtﷺ ổn trong cán cân quyền lực tại khu vực châu Á - Thái Bình Dư♛ơng khi Mỹ và Trung Quốc gia tăng cạnh tranh. Philippines không phải là đồng minh được Mỹ coi trọng như Nhật Bản hoặc Hàn Quốc, nhưng việc Washington bị chính một đồng minh "giáng đòn" sẽ khiến nhiều người càng nghi ngờ về ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực châu✅ Á - Thái Bình Dương.
Thực tế đó còn có thể tác động tiêu cực đến các sáng kiến chính sách của Mỹ t♏rong khu vực như tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở, hay triển vọng "đồng lòng chung sức" giữa Washington với các đồng minh và đối tác trong những vấn đề khu vực.
Parameswaran cho rằng Trung Quốc cũng có thể tận dụng cơ🙈 hội quan hệ liên minh Mỹ - Philippines lung lay để tiến hành các hoạt động phục vụ tham vọn🐎g độc chiến Biển Đông của nước này.
Tuy nhiên, tiến trình chấm dứt𓃲 VFA vẫn chưa được vạch ra rõ ràng và mọi thứ có thể thay đổi trong 6 tháng tới đây. Sự thay đổi này có thể đến từ kết quả đàm phán song phương, hoặc Philippines nhận 🦄thức được những mối đe dọa tiềm tàng từ việc chấm dứt sự hiện diện quân sự của Mỹ trên lãnh thổ.
Nước này chắc hẳn không muốn lặp lại cuộc khủng hoảng Marawi hồi năm 2017, khi quân đội Philippines chật vật suốt nhiều tháng để chống lại mộtཧ nhóm phiến quân ở Marawi, chuyên gia Parameswaran nhận định.
Nguyễn Tiến (Theo Diplomat)