Giáo sư Teo Yik Ying, hiệu trưởng Trường Y t🎶ế công cộng Saw Swee Hock thuộc Đại học Quốc gia Singapore, giải thích rằng cách ăn ꦯuống chung này làm tăng nguy cơ lây lan nCoV.
"Nếu vị khách nào đó nhiễm virus ngồi trò chuyện mà khô💖ng đeo khẩu trang, những giọt bắn chứa virus sẽ bám vào đồ ăn bày trên bàn", giáo sư Teo cho biết.
Người khác ăn phải món đó có nguy cơ cao bị mắc bệnh, vì vậy chủ nhà có thể phải chia phần riêng cho từng người. Ông Teo cũng khuyến cáo gia chủ nên đưa sẵn khăn lau sát khuẩn cho khách trước khi họ vào nhà. "Bạn cཧó thể coi đó là cách đón khách kiểu mới trong dịp Tết", ông nói một ꦇcách dí dỏm.
Trước tình trạng người dân đang có dấu hiệu buông lỏng các biện pháp phòng dịch, giáo sư kêu gọi cộng đồng tiếp tục giữ vệ sinh tay. "Khi nước rửa tay khô mới xuất hiện trong các cửa hàng tạp hóa, nhiều khách hàng đã sá🍌t khuẩn tay khi họ ra thanh toán. Nhưng bây giờ꧙, khi đi mua sắm hàng tuần, tôi hầu như không thấy ai dùng nó cả", ông nhận xét.
Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Leong Hoe Nam, từ Bệnh viện Mount Elizabeth Novena, không quá lo ngại về việc lây nhiễm từ các bề mặt. Ông lưu ý rằng virus ít có khả năng tồn tại trên các đồ vật trong điều kiện thời tiết nóng ẩm tại Singapore. Theo bác s꧑ĩ Leong, đeo khẩu trang y tế, trừ khi đang ăn uống, là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả mà bạn cần tuân thủ trong dịp Tết.
Bác sĩ Ling Li Min, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Gleneagle♕s, cho rằng nguy cơ lây nhiễm vẫn còn. Vì thế, mọi người vẫn phải nghiêm ngặt tuân thủ biện pháp vệ sinh tay. Bà nhận định: "Không thể cứ làm sạch từng tay nắm cửa hoặc từng món đồ đạc sau mỗi lượt khách đến. Nế🎀u bạn từng chạm vào thứ gì đó và chuẩn bị dùng tay để đưa thức ăn vào miệng, hãy rửa tay bằng nước và xà phòng hoặc dùng khăn sát khuẩn lau sạch".
Mai Dung (Theo Straits Times)