Thạc sĩ, bác sĩ Lã Quý Hương, khoa Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết ngoài tác nhân ô nhiễm xâm nhập từ bên ngoài, các ♛hoạt động hút bụi dọn vệ sinh; nấu ăn bằng nguyên liệu tự nhiên như than, dầu hỏa, khí gas; hút thuốc lá... thải ra nhiều khí độ💯c hại và bụi mịn PM 2.5. Việc sử dụng sản phẩm tẩy rửa gia dụng... khi thiếu hệ thống thông gió cũng không tốt cho không gian sống.
Dưới đây là 4 loại vật dụng có thể làm giảm chất lượng không k𒆙hí trong nhà, tăng nguy cơ viêm xoang phế quản, viêm phổi...
Bếp gas
Khí gas khi cháy sinh ra nhiều khí độc như CO2, CO, NO2, SO2... và chất benzopyrene c🐬ó thể gây ô nhiễm không khí. Nấu ăn bằng bếp𒐪 gas có khả năng tạo ra lượng bụi siêu mịn gấp 10 lần so với thời gian không nấu.
Khí CO có thể gây ngộ độc, thậm chí tử vong, nhất là với trẻ em dưới 4 tuổi và người trên 75 tuổi. Bác sĩ Hương khuyên để giảm bớt khí thải từ bếp gas, gia đình nên lắp thêm quạt thông gió 🔯hoặc sử dụng máy hút khói, máy lọc không khí có màng lọc HEPA trong không gian bếp, mở cửa sổ khi nấu ăn, vặn lửa vừa với nồi khi nấu nướng. Thay thế b💯ếp gas bằng bếp điện từ cũng là gợi ý giúp giảm nguy cơ mắc bệnh hô hấp.
Nội thất gỗ nhân tạo
Các sản phẩm nội thất được làm bằng gỗ nhân tạo như ván ép, ván sợi, ván dăm... chứa một lượng lớn formaldehyde. Theo bác sĩ Hương, người hít phải không khí ô nhiễm formaldehyde 0,1-0,5 ppm sẽ bị kích ứng mắt và mũi, ảnh hưởng đến thần kinh, tăn♋g nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, dị ứng. Mức độ 0,6-1,9 ppm 🍸có thể làm suy giảm chức năng phổi; nếu mức độ phơi nhiễm cao có thể gây đột biến gene, dẫn tới ung thư.
Người già, trẻ nhỏ, người mắc bệnh hô hấp thường dễ bị ảnh hưởng bởi loại khí độc hại này🦩. Ngoài ra, lớp sơn phủ đồ nội thất nhân bằng gỗ nhân tạo còn chứa hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (🔯VOC) khác như benzen, perchloroethylene... sẽ phát thải vào không gian sống trong thời gian dài. Nếu hít phải các hợp chất này có thể gây hại đến hệ hô hấp, mắt, mũi, họng, hệ thần kinh trung ương, gan, thận.
Nếu đồ nội thất có mùi hăng nặng, gia đình nên đặt tại những không gian tho🧜áng gió một thời gian rồi mới bắt đầu sử dụng. Để giảm lượng formaldehyde và các khí thải độc hại khác, mọi người cần th🦩ường xuyên mở cửa nhà thông thoáng hoặc sử dụng máy lọc không khí.
Thiết bị làm mát không khí
Các thiết bị làm mát không khí như quạt điều hòa, quạt hơi nước, điều hòa không khí... có thể là nơi trú ngụ của nhiều loại virus, vi khuẩn, nấm gây bệnh hô hấp nếu không được vệ sinh thường xuyên. Do quá trình làm mát không khí nóng tꦆạo ra nhiều hơi ẩm, nước ngưng tụ trong hệ thống màng lọc và ống dẫn nước thảℱi, khiến bụi bẩn dễ tích tụ. Để đảm bảo sức khỏe, người dùng nên chú ý vệ sinh các thiết bị làm mát định kỳ từ 3-6 tháng một lần.
Thảm lau chân, rèm cửa, chăn ga, gối đệm
Thảm lau chân, rèm cửa, chăn ga, gối đệm chứa nhiều mạt bụi, có nguy cơ làm tổn thương phổi, kích hoạt cơn hen suyễn khi hít phải. ꦅNhững sản phẩm kém chất lượng có thể giải phóng khí formaldehyde. Nếu trong nhà có người hút thuốc, khói thuốc có thể len lỏi và trú ngụ rất lâu trên bề mặt của các sản phẩm này. Các gia đình nên vệ sinh thảm lau chân, chăn ga, gối đệm ít nhất 3 lần mỗi tuần và rèm cửa định kỳ ít nhất một lần mỗi tháng để tránh nguy cơ mắc bệnh hô hấp.
Trịnh Mai