Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thúy Oanh, Trưởng kh🌳oa Nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park TP HCM, cho biết thủ phạ🌞m chính gây ra viêm, loét dạ dày, tá tràng và bệnh ung thư dạ dày là vi khuẩn HP. Có hai đường lây nhiễm gồm miệng, phân, trong đó lây do đường miệng phổ biến nhất. Độ tuổi có nguy cơ lây nhiễm thường từ 15 đến 75 tuổi.
Trong cộng đồng có trên 50% người nhiễm vi khuẩn HP, trong số đó 20% bị viêm loét dạ dày, chỉ 1% bị ung thư dạ dày. Nguy cơ vợ chồng lây nhiễm cho nhau cao đến 90%, vì thói quen ăn chung bát, gắp💯 thức ăn cho nhau, ăn chung mâm, sinh hoạt chung. "Khi vợ hay chồng có dấu hiệu lây nhiễm HP thì cả hai phải kiểm tra để phát hiện sớm, điều trị kịp thời", bác sĩ Oanh khuyên.
Người bị n🧔hiễm vi khuẩn HP thường có những triệu chứng kh😼ó tiêu, đầy bụng. Trường hợp viêm loét dạ dày sẽ gây đau, xuất huyết, viêm teo niêm mạc, nặng hơn có nguy cơ chảy máu. Nếu viêm loét bào mòn quá sâu sẽ làm thủng dạ dày hoặc tá tràng. Người bị nhiễm vi khuẩn HP nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến ung thư dạ dày. Song có tiến triển ung thư hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa mỗi người, độc tính của vi khuẩn, chế độ ăn uống.
Để tránh lây nhiễm vi khuẩn HP, bác sĩ Oanh khuyến cáo mọi người cần có chế độ ăn uống hợp vệ sinh, đúng giờ và sinh hoạt riêng biệt. Hạn chế rượu bia, thức ăn chua, chất gia vị gây kích thích như ớt, tiêu, giảm mỡ béo, thức ăn nguội lạnh hoặc quá nóng. Không ăn no ngay trước khi ngủ, tránh stress, lo âu. Không dùng thuốc kháng sinh tùy tiện khi chưa có chỉ ꦉđịnh của bác sĩ chuyên khoa. Khi có dấu hiệu bệnh về đường tiêu hóa cần thăm khám từ bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định tầm soát HP kịp thời. Người trên 40 tuổi, cả nam lẫn nữ, nên kiểm tra sức khỏe định kỳ.