6 trinh sát cơ và hai máy bay tiếp dầu Mỹ xuất hiện trên vùng trời eo biển Ba Sĩ, phía nam đảo Đài Loan, trước khi tiến vào Biển Đông hôm 3/7. Đây là ngày thứ 13 liên tiếp quân đội Mỹ triển khai máy bay qu🃏ân sự tại khu vực này, theo tổ chức Sáng kiến Tình hình Chiến lược Biển Đông (SCSPI) thuộc Viện Nghiên cứu 🌄Đại dương Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc.
Hàng chục tiêm kích và oanh tạc cơ Trung Quốc cũng tiến vào vùng nhận diện phòng không (ADIZ) phía tây nam đảo Đài Loan và bay qua kênh Ba Sĩ, hướng đến Biển Đông trong t🐽háng 6. Giới quan sát nhận định đây là dấu hiệu cho thấy eo biển Ba Sĩ đang trở thành tâm điểm mới trong cạnh tranh chiến lược giữa Bắc Kinh và Washington.
Eo biển Bꩲa Sĩ nằm giữa đảo Y'Ami ở cực bắc Philippines và đảo Orchid của Đài Loan, được coi là tuyến đường quan trọng với hoạt động quân sự của Mỹ và Trung Quốc trong khu vực.
Một nguồn tin an ninh gi𓂃ấu tên tại Đài Bắc cho biết các trinh sát cơ Mỹ quầnꦚ lượn ở eo biển Ba Sĩ những ngày qua có thể đang tiến hành nhiệm vụ hiệp đồng săn ngầm tại khu vực, đồng thời hỗ trợ các đợt diễn tập của tàu sân bay Mỹ trên Biển Đông và Biển Philippines.
Trong khi đó, các tiêm kích hạm J-15 Trung Quốc dường như cũng đang huấn luyện cất hạ cánh trên tàu sân bay Sơn Đông ở biển Hꦗoàng Hải từ tháng 6. Một tàu ngầm Trung Quốc tháng trước cũng áp sát Nhật Bản và hướng ra Biển Đông, có thể là qua eo Ba Sĩ, động thái được Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đánh giá là nhằm "thử năng lực tác chiến chống ngầm của Nhật Bản và Mỹ".
"Động thái𒁃 này thúc đẩy Mỹ triển khai máy bay và tàu chiến săn ngầm, đồng thời thực hành các chiến dịch ngăn chặn và kiểm soát tàu ngầm đối phương", Su Tzu-yun, học giả tại Viện nghiên cứu An ninh và Quố🌠c phòng của Đài Loan, nhận định.
Giới chuyên gia đán♑h giá cả Washington và Bắc Kinh đều đang phô trương sức mạnh quân sự trong khu vực, nhưng 🎃toan tính của các bên rất khác nhau.
Alexander Huang Chieh-cheng, giáo sư nghiên cứu chiến lược và quan hệ quốc tế tại đại học Tamkang ở Đài Bắc, cho rằng Mỹ đang tìm cách duy trì "hiện diện tiền phương", hoạt động triển khai lực lượng lâu dài ở nước ngoài nhằm triển khai sức mạnh và bảo đảm lợi ích quốc gia. Trong khi đó, Trung Quốc đang cố gắng thể hiện ưu thế trong chiế🍬n lược chống xâm nhập khu vực, ngăn đối phương chiếm đóng hoặc đi qua một vùng trời, vùng biển hoặc khu vực đất liền nhất định.
"Cả Mỹ và Trung Quốc đều tăng cường hiện diện trong bối cảnh cạnh tr😼anh chiến lược giữa hai nước gia tăng, nếu không nói là leo thang nhanh chóng", giáo🍸 sư Huang nêu quan điểm.
Trong trường hợp cần thiết, Mỹ có thể luân chuyển lực lượng, duy trì hiện diện hải quân♏ và không quân mạnh mẽ tron꧟g khu vực. Tuy nhiên, họ có thể gặp phải thách thức đáng kể nếu muốn bảo đảm hoạt động này trong thời gian dài.
Theo Huang, cả Washington và Bắc Kinh đang tiến hành các nhiệm vụ mà không có kênh liên lạc trực tꦏiếp để phát thông điệp, khiến hai bên coi hiện diện quân sự là phương thức liên lạc chiến lược bên cạnh các tuyên bố công khai.
"Động thái tăng cường hoạt động quân sự gần đây của cả hai bên có thể là một nỗ lực làm quen với khu vực trong trường hợp nổ ra xung đột", Huang nhậꦍn xét.
Duy Sơn (Theo SCMP)