Chị Nguyễn Hồng Anh (28 tuổi, quận 3 TPHCM) cho biết vào lần đầu tiêm ngừa vaccine, chị đã cho con uống thuốc hạ sốt trước tiêm vì sợ bé bị sốt và nghĩ sẽ không ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, sau khi tiêm về, thấy con vẫn sốt nên chị tiếp 🌜tục cho uống thuốc hạ sốt. Hai ngày sau đó, con có biểu hiện nôn, khó thở nên chị đưa nhập viện. Tại đây, bác sĩ cho biết bé có dấu hiệu tổn thương thận cấp do gia đình lạm dụng thuốc hạ sốt.
Cách đây một tháng, vợ chồng chị Đặng Hoài Thu (quận 7) cũng cãi nhau vì chuyện cố hạ sốt cho con khi tiêm vaccine. Vừa đi tiêm về thấy bé hâm hấp sốt, chị Thu nghe lời bạn mách ngâm người con vào bồn nước lạnh để hạ nhiệt, 𒈔khiến bé bị co giật phải nhập viện.
"Chồng trách tôi sao lại bất cẩn. Đang lo lắng cho con mà còn bị mắng tôi đã quát lại. Hai vợ chồ꧅ng giận nhau cả tuần", chị Thu kể.
Trường hợp như chị Hồng Anh hay chị Thu được các điều dưỡng tại VNVC ghi nhận từ các phụ huynh khá nhiều lần. Tuy nhiên, bác sĩ Lê Thị Trúc Phương, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết trẻ bị sốt nhẹ, đau vàౠ sưng ở vị trí vết tiêm là hoàn toàn bình thường và thường tự khỏi sau vài ngày mà không cần điều trị.
Việc uống thuốc hạ sốt ꦑtrướ💦c khi tiêm vaccine không được khuyến cáo. Một số nghiên cứu trên các bệnh nhân sử dụng thuốc hạ sốt trước khi tiêm ngừa cho thấy phản ứng tạo kháng thể thấp hơn so với các bệnh nhân không dùng thuốc. Điều này chứng minh rằng phản ứng miễn dịch đối với vaccine thấp hơn khi uống thuốc hạ sốt trước khi tiêm.
Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng cho thấy hiệu quả của vaccine sẽ đảm bảo sau khi hoàn thành đủ liệu trình với các liều nhắc lại. Bên cạnh đó, nhóm dùng thuốc hạ sốt trước tiêm không có sự khác biệt so với nhóm không dùng thuốc về việc giả൩m phản ứng sốt sau tiêm chủng.
Bác sĩ Phương cũng lưu ý, trường hợp con bị sốt nhẹ sau tiêm, phụ huynh không nên cố gắng hạ thấp nhiệt độ bằng cách ngâm nước lạnh, thậm chí nước đá. Cách làm này sẽ khiến trẻ phải đối mặt với nhiều nguy cơ sức khỏe, thậm chí là dẫn tới suy hô hấp, trụy mạch và tử😼 vong.
Một số phản ứng thông thường sau tiêm chủng gồm phản ứng tại chỗ như ngứa, đau, sưng, hoặc đỏ hoặc vừa sưng vừa đỏ tại chỗ tiêm; hay triệu chứng toàn thân như sốt dưới 39 độ C, khó chịu, mệt m🎃ỏi, chán ăn...
Nếu trẻ sốt nhẹ, bố mẹ có thể dùng thuốc hạ sốt theo đơn hoặc thuốc hạ sốt thông thường (paracetamol) với liều phù hợp cân nặng và chườm mát cho trẻ (nhúng khăn vào nước có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể 1🍃- 2 độ C). Cha mẹ không dùng aspirin, các thuốc ho và hạ sốt khác nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Nếu vết tiêm của trẻ sưng, đỏ, có thể chườm lạnh để giảm đau và giảm sưng cho trẻ bằng cách bọc đá vào một chiếc khăn mỏng, không áp đá lạnh trực t🐲iếp vào da bé. Không nên🍬 đắp bất cứ thứ gì vào vị trí tiêm của trẻ như chanh, khoai tây; không xoa dầu, chườm nóng... vì có thể gây nhiễm trùng vết tiêm.
Trong một số trường gặp cực kỳ hiếm gặp, nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C mà không có dấu hiệu đáp ứng thuốc hạ sốt kéo dài trên 2 ngày và các biểu hiện bất thường khác như co giật, khó thở, tím tái,... phụ huynh🍎 cần đưa trẻ đến cơ sở ไy tế để thăm khám.
"Khi đi tiêm, phụ huynh chỉ cần chuẩn bị tâm lý thật tích cực cho trẻ, cho trẻ ăn uống đầy đủ, không để t🎃rẻ tiêm vaccine trong tình trạng đói hay quá no. Tại điểm tiêm chủng, cần thực hiện đúng các hướng dẫn của c🌱án bộ y tế", bác sĩ Phương cho hay.
Để đảm bảo hiệu quả miễn dịch của vaccine đồ🃏ng thời hạn chế tối thiểu các phản ứng sốt sau tiêm, người tiêm chủng cần theo dõi sát sao các triệu chứng theo hướng dẫn của bác sĩ, tuân thủ lịch tiêm và số mũi tiêm theo đúng phác đồ, đồng thời lựa chọn cơ sở uy tín để đảm bảo an toàn cho trẻ khi tiêm.
Hệ thống Tiêm chủng VNVC hiện có hơn 40 loại vaccine phòng hơn 50 bệnh truyền nhiễm. Khi khách hàng đăng ký tiêm c🅷hủng, hệ thống sẽ tự động gửi tin nhắn đến để nhắc lịch tiêm, hạn chế việc bỏ lỡ những mũi tiêm quan trọng. Người tiêm sau khi hoàn thành mũi vaccine cần ở lại cơ sở tiêm chủng 30 phút để theo dõi các phản ứng và kịp thời xử lý khi cần thiết.
Minh Tâm